Đề bài
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Số proton và số neutron có trong một nguyên tử kali (\({}_{19}^{39}K\)) lần lượt là:
A. 19 và 39 B. 19 và 20 C. 20 và 39 D. 20 và 19
Câu 2: Chu kì là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng:
A. Số lớp e B. Số electron hóa trị
C. Số proton D. số điện tích hạt nhân
Câu 3: Số electron tối đa có trong phân lớp s là:
A. 2 B. 6 C. 10 D. 14
Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p6. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 8 B. 6 C. 10 D. 20
Câu 5: Nguyên tố Boron có 2 đồng vị: \({}_5^{10}B\)chiếm 18,89% số nguyên tử và \({}_5^{11}B\)chiếm 81,11% só nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Boron là
A. 11,81 B. 10,18 C. 10,50 D. 10,81
Câu 6: Nguyên tử R có phân mức năng lượng cao nhất (ở trạng thái cơ bản) là 2p4. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 10 B. 16 C. 18 D. 8
Câu 7: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p63d10 4s24p1 C. 1s22s22p63s23p
B. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p63d3 4s2
Câu 8: Nguyên tử Z có 9 proton và 10 neutron. Nguyên tử Y có 10 proton và 10neutron. Phát biểu nào dưới đây về X và Y là đúng?
A. Nguyên tử X có nguyên tử khối lớn hơn nguyên tử Y.
B. Nguyên tử X và Y là những đồng vị của cùng một nguyên tố
C. Nguyên tử X và Y có cùng số lớp electron
D. Nguyên tử X và Y có cùng số khối.
Câu 9. Nguyên tử nguyên tố X (Z = 12) có cấu hình electron là
A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p53s2
Câu 10: Biết nguyên tử Na có kí hiệu nguyên tử là \({}_{11}^{23}Na\), vậy tổng số hạt p, n, e trong ion Na+ là
A. 35 B. 33 C. 34 D. 45
Câu 11: Cấu hình eletron nguyên tử có Z = 13 là 1s22s22p63s23p1. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron
B. Lớp thứ 2 (lớp L) có 8 electron
C. Lớp thứ ba (Lớp M) có 3 electron
D. Lớp ngoài cùng có 1 electron
Câu 12: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong Bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 2, nhóm VIB B. Chu kì 3, nhóm IIA
C. Chu kì 2, nhóm VIIIA D. Chu kì 2, nhóm VIA
Câu 13: Nguyên tố X thuộc nhóm IVA. Số electron lớp ngoài cùng của X là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 14: Nguyên tử nào sau đây có 4 electron thuộc lớp ngoài cùng:
A. 13Al B. 7N C. 6C D. 11Na
Câu 15: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 18 B. 15 C. 17 D. 23
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Cho 2 nguyên tố hóa học có cấu hình electron nguyên tử là:
Nguyên tử nguyên tố X: 1s22s22p63s1
Nguyên tử nguyên tố Y: 1s22s22p63s23p64s1
a) X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố trong bảng HTTH không? Chúng là kim loại, phi kim, khí hiếm? Hãy giải thích
b) Hãy viết cấu hình electron của ion X+, Y+ và cho biết cấu hình của 2 ion này giống với khí hiếm nào?
Câu 2 (3,0 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (electron, neutron, proton) cấu tạo nên nó là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10
a) Xác định số hạt mỗi loại có trong X và viết kí hiệu nguyên tử của X
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của X
c) Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn 6
-------- Hết --------
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | D | A | C | D | B | A | D | C | B | D | B | A | C | C |
Chi tiết
Câu 1:
Potassium có kí hiệu nguyên tử là (\({}_{19}^{39}K\))
-> Z = P = 19 và A = 39
Mà A = N + P -> N = A – Z = 39 – 19 = 20
-> Đáp án B
Câu 2:
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số điện tích hạt nhân
-> Đáp án D
Câu 3:
Số electron tối đa có trong phân lớp s là 2
-> Đáp án A
Câu 4:
Nguyên tố X là 1s22s22p6
→ Số electron = 10
→ Đáp án C
Câu 5:
Nguyên tử khối trung bình của Boron:
\(\overline {{A_B}} = \frac{{10.18,89 + 11.81,11}}{{100}} = 10,81\)
=> Đáp án D
Câu 6:
Nguyên tử R có phân mức năng lượng cao nhất (ở trạng thái cơ bản) là 2p4
-> Cấu hình R: 1s22s22p4
→ số e = số p = 8Tổng số hạt mang điện = E + P = 8.2 = 16
→Đáp án B
Câu 7:
X thuộc chu kì 4 → X có 4 lớp e
X thuộc nhóm IIIA → X có 3 electron lớp ngoài cùng, X là nguyên tố s hoặc p
→ X có cấu hình là 1s22s22p63s23p63d10 4s24p1
→ Đáp án A
Câu 8:
X có số proton = 9
→ Z = E = 9
→ Cấu hình electron của X: 1s22s22p5
Y có 10 proton
→ Z = E = 10
→ Cấu hình electron của X: 1s22s22p6
→ X và Y đều có 2 lớp electron
→ Đáp án C
A sai vì nguyên tử khối của X nhỏ hơn Y
B sai vì X và Y khác số proton → không là đồng vị của nhau
D sai vì AX = 19, AY = 20
Câu 9:
Đáp án C
Câu 10:
\({}_{11}^{23}Na\) có Z = P = E =11
=> N = A – P = 23 – 11 = 12
Na → Na+ + 1e
Na+ có E = 11 – 1 = 10
P = 11 và N = 12
-> Tổng hạt p, n, e trong ion Na+ là: P + N + E = 11 + 12 + 10 = 33
→ Đáp án B
Câu 11:
Đáp án D
Sai vì lớp ngoài cùng là lớp thứ 3 có 3 elctron
Câu 12
R → R2+ + 2e
Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6
=> Cấu hình electron R2+ : 1s22s22p6
-> R2+ có 10 electron
-> R có 12 electron
-> Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s2
R có 12 electron -> ô thứ 12
R có 3 lớp electron -> chu kì 3
R có e hóa trị = 2 -> nhóm II
R có electron cuối cùng điền vào phân lớp s -> nguyên tố A
-> Vị trí của R: ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA
-> Đáp án B
Câu 13:
Nguyên tố X thuộc nhóm IVA
-> Số electron ngoài cùng = 4
-> Đáp án A
Câu 14:
Al: (Ne)3s23p1 → 3 e lớp ngoài cùng
N: 1s22s22p3 → 5 e lớp ngoài cùng
C: 1s22s22p2 → 4 e lớp ngoài cùng
Na: (Ne) 3s1 → 1 e lớp ngoài cùng
→ Đáp án C
Câu 15:
Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X
Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 52
→ P + N + E = 52 (1)
số khối của X là 35
→ P + N = 35 (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 17 và N = 18
-> Z = P = 17
→ Đáp án C
II. Tự luận
Câu 1:
a)
Cấu hình electron:
X: 1s22s22p63s1 → X có 1 e hóa trị
Y: 1s22s22p63s23p64s1 → Y có 1e hóa trị
→ X và Y thuộc cùng một nhóm nguyên tố trong BTH
Cả X và Y đều có 1 electron hóa trị -> X và Y đều là kim loại
b)
X → X+ + 1e
X có cấu hình electron: 1s22s22p6
-> Cấu hình e của X+ giống với khí hiếm Ne
Y → Y+ + 1e
Y có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6
-> Cấu hình e của X+ giống với khí hiếm Ar
Câu 2:
a)
Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X
Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 34
→ P + N + E =34 (1)
Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 10
→ P + E – N = 10 (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 11 và N = 12
→ A = P + N = 11 + 12 = 23
Kí hiệu nguyên tử X : \({}_{11}^{23}X\)
b) Cấu hình electron của X : 1s22s22p63s1
c)
X có E = 11 -> ô thứ 11
X có 3 lớp electron -> Chu kì 3
X có e hóa trị: 1 -> nhóm I
Electron cuối cùng điền vào phân lớp s -> nguyên tố nhóm A
Vị trí của X: ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10