Câu 1
Câu 1 (trang 12 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Thảo luận: Hãy nêu các sự kiện, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.
Phương pháp giải:
Dưới đây, em ghi một số sự việc, hiện tượng có ý nghĩa xã hội quan trọng, đáng để viết bài bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối. (Ví dụ: nói tục, đua đòi, học tủ, quay cóp,...; HS nghèo vượt khó, HS giúp đỡ lẫn nhau).
Lời giải chi tiết:
a. Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng để viết bài văn ca ngợi:
- Trung thực trong học tập
- Chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường
- Tình bạn đẹp, trong sáng.
b. Những hiện tượng không cần viết bài văn ca ngợi
- Cùng rủ bạn lập nhóm học tập
- Cùng đi chơi cùng các bạn
- Trao đổi bài với nhau
Câu 2
Câu 2 (trang 12 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 25 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em bé không hút có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?
Phương pháp giải:
Nêu ý kiến của em về hiện tượng được dẫn ra trong đề.
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề hút thuốc lá và những triệu chứng khi hút thuốc ở thanh niên Việt Nam là một vấn đề, một hiện tượng xã hội, đáng để viết thành bài văn nghị luận.
- Đây là vấn đề có ánh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội, mang ý nghĩa thiết thực với con người đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
Bài 30
Bài 3
Bài 2: Tự chủ
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9