1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 cánh diều
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.
[…] Rét thấm đẫm vào không khí xôm xốp, tràn qua khe cửa, lẻn vào nhà, chui vào giường chiếu khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình. Sáng hôm sau tỉnh giấc càng thấm thía cái lạnh tê tái, tràn ngập phố phường. Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.
[…] Rét là thế mà bấy lâu nay, mọi người vẫn ngóng rét ngọt khi mùa về bởi nó được coi là món quà của thiên nhiên dành cho con người. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng. Cái lạnh của rét ngọt kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn.
[…] Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh. Sà vào một quán cóc khiêm nhường nép bên vỉa hè, nhâm nhi chén trà nóng, cái kẹo lạc, ngồi ngắm người qua lại, ngắm những cây bàng nơi góc phồ “cháy” rực để sưởi ấm mùa đông Hà Nội hay quây quần bên bếp ngô, khoai nướng, mía tím nướng, hạt dẻ rang… sẽ thấy sự lãng mạn, trầm tĩnh của mùa vân ẩn khuất đâu đó trên phố xá, trong lòng người.
(Theo
http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn
, ngày 4/1/2021)Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng thể loại văn học nào?
A. Truyện khoa học viễn tưởng
B. Tản văn và tùy bút
C. Tiểu thuyết
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Tự sự
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào miêu tả đặc điểm của rét ngọt Hà Nội?
A. Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội
B. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng
C. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng
D. Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh
Câu 4. Vì sao tác giả lại khẳng định: rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội?
A. Vì Hà Nội có nhiều đặc sản nổi tiếng so với nơi khác
B. Vì rét ngọt của Hà Nội mang những đặc trưng riêng
C. Vì rét ngọt vốn có nguồn gốc từ Hà Nội
D. Vì tác giả có thói quen dùng từ như vậy
Câu 5. Các từ rét, không khí, lạnh, hanh, mùa đông là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực khoa học nào?
A. Vật lí
B. Hóa học
C. Địa lí
D. Lịch sử
Câu 6. Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?
A. Buồn rầu, nhớ nhung
B. Nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế
C. Sôi nổi, sung sướng
D. Căm uất, giận dữ
Câu 7. Cái lạnh của rét ngọt tác động như thế nào đến tình cảm con người?
A. Khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi
B. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng
C. Khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình
D. Kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn
Câu 8. Trong văn bản trên, cách viết có gì đặc sắc?
A. Mang đậm tính triết lí
B. Tình huống gây cấn
C. Giàu chất thơ, chất trữ tình
D. Hệ thống các nhân vật đa dạng
Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.
Câu 10. Theo em hiểu, điều gì khiến người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.
a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)
b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)
Câu 2. Hãy thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Đoạn trích trên mang đặc trưng thể loại văn học nào? A. Truyện khoa học viễn tưởng B. Tản văn và tùy bút C. Tiểu thuyết D. Văn bản thông tin |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là gì? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Tự sự |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Trong các câu sau, câu nào miêu tả đặc điểm của rét ngọt Hà Nội? A. Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội B. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng C. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng D. Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.25 điểm):
Vì sao tác giả lại khẳng định: rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội? A. Vì Hà Nội có nhiều đặc sản nổi tiếng so với nơi khác B. Vì rét ngọt của Hà Nội mang những đặc trưng riêng C. Vì rét ngọt vốn có nguồn gốc từ Hà Nội D. Vì tác giả có thói quen dùng từ như vậy |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Các từ rét, không khí, lạnh, hanh, mùa đông là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực khoa học nào? A. Vật lí B. Hóa học C. Địa lí D. Lịch sử |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mà em biết về thuật ngữ, về lĩnh vực khoa học
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm):
Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào? A. Buồn rầu, nhớ nhung B. Nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế C. Sôi nổi, sung sướng D. Căm uất, giận dữ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.25 điểm):
Cái lạnh của rét ngọt tác động như thế nào đến tình cảm con người? A. Khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi B. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng C. Khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình D. Kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Trong văn bản trên, cách viết có gì đặc sắc? A. Mang đậm tính triết lí B. Tình huống gây cấn C. Giàu chất thơ, chất trữ tình D. Hệ thống các nhân vật đa dạng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 9 (0.5 điểm):
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi. |
Phương pháp giải:
Xác định, chỉ rõ từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ và nêu đúng tác dụng của biện pháp đó
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ so sánh: Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt.
- Tác dụng: Gợi hình ảnh, giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận và hình dung hết được cái lạnh của rét ngọt Hà Nội.
Câu 10 (1.0 điểm):
Theo em hiểu, điều gì khiến người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và lí giải hợp lí vì sao người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội
Lời giải chi tiết:
- Vì rét ngọt là đặc trưng riêng của Hà Nội, là món quà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội
- Rét ngọt để lại ấn tượng sâu sắc trong quan sát, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết
Phần I
Câu 1 (1.0 điểm)
Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó. a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An) b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc) |
Phương pháp giải:
Đọc ngữ liệu, tìm cụm động từ trong vị ngữ
Lời giải chi tiết:
Phần | Vị ngữ là cụm động từ | Động từ trung tâm | Cụm C-V |
a | tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên | tưởng | mình/không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên |
b | Cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ | làm | ký ức ta/ quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ |
Câu 2 (5.0 điểm)
Hãy thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích |
Phương pháp giải:
a. Mở đầu: Giới thiệu hoạt động
Đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gai cần tôn trọng, tuân thủ trong đất vật.
b. Nội dung chính: Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định
- Đối tượng tham gia gồm những ai (các đô vật, người cầm trống chầu, người xem,...)?
- Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì?
- Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào? Nghi lễ bái tổ phải tiến hành ra sao? Keo vật thờ có những quy định gì? Động tác xe đài phải thực hiện như thế nào?
c. Kết thúc
- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống của dân tộc nói chung.
Đấu vật thể hiện tinh thần thượng võ; đồng thời, thông qua đấu vật, người ta mong có mưa thuật gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu
Lời giải chi tiết:
Dàn ý chi tiết tham khảo:
1. Mở bài
Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Trò chơi ô ăn quan là trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn.
2. Thân bài
- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?
Được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn
- Hoạt động hay trò chơi đó dành lứa tuổi nào?
Ví dụ: Ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái
- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó: vui chơi giải trí
- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?
Ví dụ: trò chơi ô ăn quan
+ Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan chỉ cần một mặt phẳng tương đối rộng, kích thước mỗi ô dao động sao cho thích hợp chứa quân chơi và di chuyển quân dễ dàng. Vì thế bàn chơi ô ăn quan thường là vỉa hè, sân nhà, nền gạch… Dùng phấn, sỏi, que cây để kẻ ô thành hình chữ nhật, chia hình chữ làm 10 ô nhỏ mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Hai đầu chữ nhật vẽ thêm hình bán nguyệt. Các ô vuông được gọi là ô dân, còn hai hình bán nguyệt là ô quan.
+ Quân chơi: có hai loại quân là quân dân và quân quan. Với bàn chơi thông thường ta có 2 quân quan và 50 quân dân. Chất liệt rất đa dạng, có thể làm từ sỏi, đá, đất, nhựa hoặc hạt cây… miễn sao kích thước phù hợp để cầm nắm, quân quan phải lớn hơn quân dân. Quân quan được đặt trong hai hình bán nguyệt, quân dân được đặt đều trong các ô vuông.
+ Người chơi: thường có hai người chơi, hai người ngôi hai bên ô vuông dài và kiểm soát quyền chơi phía bên mình
+ Luật chơi:
Người thắng cuộc là người kết thúc cuộc chơi có tổng số quan đân quy đổi nhiều hơn. Thông thường một quân quan đổi được 10 hoặc 5 quân dân.
Từng người chơi lần lượt di chuyển số quân dân trong ô bất kì, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất. Nếu liền sau là ô vuông chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân rải tiếp. Nếu liền sau là ô vuông trống và sau là ô chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô. Nếu liền sau là ô quan chứa quân hoặc hai ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt. Trong trường hợp 5 ô trống của người chơi đều không có quân thì người chơi sẽ lấy quân ăn được của mình rải lên hoặc mượn quân đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan bị ăn hết.
Ngoài ra ô ăn quan cũng có thể chơi 3 hoặc 4 người, luật chơi giống như cách chơi 2 người nhưng hình vẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chơi 3 người các ô nằm trong tam giác đều, 4 người các ô nằm trong hình vuông và có 4 ô quan.
- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?
+ Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui tuổi thơ.
+ Trò chơi này còn là hình ảnh thật đời thường trong thơ văn của những nghệ sĩ tài hoa
3. Kết bài
Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại.
Unit 10. Energy Sources
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - siêu ngắn
Chương 6: Các đại lượng tỉ lệ
Bài 7. Thơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7