Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm
B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu
C. Biện pháp so sánh
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Trong bài thơ Lượm, chú bé Lượm đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?
A. Khi chú bé bệnh hiểm nghèo
B. Khi chú bé bị giặc tra tấn
C. Khi chú bé đang làm nhiệm vụ
D. Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn
Câu 3. Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì?
A. Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống
B. Cải thiện đời sống tinh thần
C. Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ (…)
(…) chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ,
Nhặt những quả thông già
Hát líu lo, líu lo.
A. Hổ con
B. Gấu mẹ
C. Gấu con
D. Nai con
Câu 5. Lý do Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là?
A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường
B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở trường
C. Bác lo lắng cho chiến dịch
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Đâu không phải từ Hán Việt?
A. Xã tắc
B. Đất nước
C. Sơn thủy
D. Giang sơn
Câu 7. Bài thơ “Lượm” viết về đối tượng nào?
A. Chú bé liên lạc
B. Thanh niên xung phong
C. Lãnh đạo cách mạng
D. Người nông dân
Câu 8. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Câu 9. Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 10. Nội dung chính của văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là gì?
A. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt
B. Nêu lên hiện trạng bạo hành động vật
C. Nhắc nhở con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
D. Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng
Câu 11. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
A. Gia vị
B. Gia tăng
C. Gia sản
D. Tham gia
Câu 12. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy kể về một lần em mắc lỗi.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu? A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu C. Biện pháp so sánh D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Yếu tố nghệ thuật có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu:
- Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm
- Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu
- Biện pháp so sánh
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.5 điểm)
Trong bài thơ Lượm, chú bé Lượm đã hi sinh trong hoàn cảnh nào? A. Khi chú bé bệnh hiểm nghèo B. Khi chú bé bị giặc tra tấn C. Khi chú bé đang làm nhiệm vụ D. Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ Lượm, chú bé Lượm đã hi sinh trong hoàn cảnh khi chú bé đang làm nhiệm vụ
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.5 điểm)
Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì? A. Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống B. Cải thiện đời sống tinh thần C. Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích:
- Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống
- Cải thiện đời sống tinh thần
- Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm)
Điền từ còn thiếu vào chỗ (…) (…) chân vòng kiềng Đi dạo trong rừng nhỏ, Nhặt những quả thông già Hát líu lo, líu lo. A. Hổ con B. Gấu mẹ C. Gấu con D. Nai con |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ, đặc biệt là khổ thơ đầu
Lời giải chi tiết:
(Gấu con) chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ,
Nhặt những quả thông già
Hát líu lo, líu lo.
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm)
Lý do Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là? A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở trường C. Bác lo lắng cho chiến dịch D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Lý do Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là:
- Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường
- Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở trường
- Bác lo lắng cho chiến dịch
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Đâu không phải từ Hán Việt? A. Xã tắc B. Đất nước C. Sơn thủy D. Giang sơn |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
“Đất nước” không phải từ Hán Việt
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Bài thơ “Lượm” viết về đối tượng nào? A. Chú bé liên lạc B. Thanh niên xung phong C. Lãnh đạo cách mạng D. Người nông dân |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Lượm” viết về đối tượng: Chú bé liên lạc
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin |
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận
=> Đáp án: C
Câu 9 (0.5 điểm)
Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần? A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. 5 phần |
Phương pháp:
Nhớ lại quy trình bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Lời giải chi tiết:
Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm 3 phần
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.5 điểm)
Nội dung chính của văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là gì? A. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt B. Nêu lên hiện trạng bạo hành động vật C. Nhắc nhở con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên D. Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng
=> Đáp án: D
Câu 11 (0.5 điểm)
Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình? A. Gia vị B. Gia tăng C. Gia sản D. Tham gia |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Từ “gia sản” có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình
=> Đáp án: C
Câu 12 (0.5 điểm)
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thuộc thể thơ gì? A. Lục bát B. Ngũ ngôn C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt |
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số câu, số tiếng
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thuộc thể thơ ngũ ngôn
=> Đáp án: B
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy kể về một lần em mắc lỗi. |
Phương pháp:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn như nhìn vô định vào chốn xa xôi. Đó là khi mẹ buồn vì tôi mắc lỗi.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Bố tôi là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Thế là mẹ tôi vừa là mẹ vừa là cha vừa là bạn của tôi. Mẹ chăm sóc chu đáo và dành tình yêu thương nhiều gấp bội những người mẹ bình thường như để bù đắp cho tôi sự thiếu thốn tình cảm của cha. Bố vắng nhà nên mẹ nuôi dạy tôi rất vất vả, vừa phải lo việc nhà mẹ còn lo công việc ở trường học. Mẹ tôi là cô giáo dạy văn. Mẹ lúc nào cũng mong tôi lên người, vững vàng ngay thẳng như cha. Vì thế, trước những lời nói dối của tôi, lòng mẹ đau đớn lắm, dường như bao hi vọng tin tưởng ở tôi bị tan vỡ...
Lần đó đi chợ cùng mẹ, tôi rất thích con búp bê bằng vải. Nó đẹp lắm nên giá hơi mắc. Tôi nghĩ với điều kiện của gia đình mình hiện nay chắc mẹ sẽ không đồng ý mua cho. Tôi buồn bã ra về mà không dám hỏi mẹ. Về nhà, tưởng rằng tôi sẽ quên ngay nhưng hình ảnh con búp bê xinh xắn, đáng yêu ấy cứ chờn vờn trong suy nghĩ của tôi. Tôi còn nằm mơ thấy nó ở bên tôi, nằm cạnh tôi khi ngủ nhưng lúc tỉnh dậy, tôi lại hoàn toàn thất vọng. Thế là tôi nghĩ cách để có được con búp bê ấy. Tôi có một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm. Mỗi dịp Tết được tiền mừng tuổi hay được điểm mười mẹ thưởng, tôi đều gửi vào “ngân hàng” lợn đất. Đã được hơn một năm chắc chú lợn cũng mập mạp. Nghĩ vậy, tôi tìm cách lấy tiền từ trong đó ra, từng chút từng chút một để mẹ không nghi ngờ. Đến một ngày, tôi đã đủ số tiền để có thể mua em búp bê về. Tôi vui lắm, chạy ngay đến cửa hàng và hân hoan đón lấy em búp bê từ tay cô chủ. Em búp bê đã thật sự là bạn của tôi. Giấc mơ ngày nào đã thành hiện thực. Nhưng vì sợ mẹ biết nên tôi giấu em vào tủ quần áo, thỉnh thoảng mẹ vắng nhà tôi mới đem ra chơi.
Một hôm, đi học về tôi giật mình hoảng hốt khi thấy tủ quần áo bị lục tung. Thì ra mẹ dọn đồ để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Nhìn mãi tôi không thấy em búp bê đâu cả, hay mẹ đã phát hiện ra và tức giận ném đi rồi. Nghĩ vậy nên nước mắt tôi cứ chực trào ra. Đang loay hoay đi tìm thì thấy mẹ từ dưới nhà lên cầm trong tay con búp bê. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngay lập tức, cảm giác lo sợ lại xâm chiếm tôi. Mẹ đã biết em búp bê, tôi phải làm thế nào đây. Tôi lại phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi sắp tới của mẹ. Quả như thế, mẹ hỏi tôi về em búp bê. Tôi nói đó là đồ chơi của bạn cùng lớp mà tôi mượn. Mẹ không hỏi thêm gì nữa. Nhưng trên đời này không có gì là bí mật cả. Hôm sau, mẹ hỏi tôi về con lợn đất. Mẹ định lấy tiền ở trong đó ra mua cho tôi một cái áo rét mới vì áo của tôi đã cũ quá rồi. Giật mình lo sợ, tôi vội vàng ngăn mẹ, nói rằng không cần áo mới. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi bởi mới hôm nào tôi còn nằng nặc đòi mua áo. Trước sự khẩn khoản của tôi, mẹ đồng ý không lấy tiền nữa. Nhưng cũng sau hôm đó, tôi thấy mẹ buồn buồn. Có những lúc mẹ thở dài ảo não. Lúc đó, nhìn mẹ già và thật đáng thương. Có đêm ngủ, tôi chợt tỉnh giấc đưa tay tìm mẹ mà không thấy. Giật mình tôi nhìn bóng mẹ in trên tường. Cái bóng xiêu vẹo, đổ nghiêng như cuộc đời vất vả của mẹ. Rồi tôi thấy người mẹ nhẹ run lên, mẹ khóc. Mẹ vừa khóc vừa nói một mình. Tôi cố lắng tai nghe... “Mình ơi, tôi thật có lỗi khi nuôi con không tốt. Nó đã nói dối tôi mình ạ” .... Trời ơi. Mẹ của con. Mẹ đã biết con nói dối từ bao giờ mà vẫn lặng thinh thế. Mẹ đã chịu đựng câm nín một mình ư. Lẽ ra mẹ cứ mắng con, cứ đánh con chứ. Sao mẹ lại khóc một mình thế... Nỗi đau đớn của mẹ cũng làm tan nát cõi lòng con. Chỉ vì con mà mẹ khổ. Đêm hôm đó tôi đã thức cùng mẹ đến sáng.
Unit 1: Home & Places
Chủ đề 3. XÂY DỰNG TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ
BÀI 3
Unit 2. School
Chủ đề 5. EM VỚI GIA ĐÌNH
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6