CH trang 44 KĐ
Quan sát Hình 8.1 và cho biết: Có thể sử dụng những dụng cụ nào để làm ra chìa khoá (b) từ phôi (a)?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.1 và sử dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Có thể sử dụng những dụng cụ: dũa, đục hoặc cưa để làm ra chìa khoá (b) từ phôi (a).
CH trang 44 KP
Quan sát Hình 8.2 và nêu tên gọi của các dụng cụ gia công trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.2 và nêu tên các dụng cụ cơ khí có trong hình.
Lời giải chi tiết:
a) Dũa
b) Đục
c) Kìm
d) Cưa
e) Mũi vạch
g) Mũi đột
h) Búa
CH trang 45 KP
Quan sát Hình 8.3, hãy cho biết: Để đo các kích thước lớn, người ta dùng dụng cụ đo gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.3 để xác dịnh các dụng cụ đo chiều dài.
Lời giải chi tiết:
Để đo các kích thước lớn, người ta dùng dụng cụ đo thước lá.
CH trang 45 KP
Quan sát Hình 8.4 và nêu cấu tạo của thước cặp.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.4 để nêu cấu tạo của thước cặp
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo của thước cặp gồm 8 phần: cán, mỏ đo trong, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, mỏ đo ngoài, thang chia độ của du xích.
CH trang 46
Nếu vạch dấu sai, sản phẩm gia công sẽ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đặt tình huống vạch dấu sai thì sản phẩm sẽ như thế nào.
Lời giải chi tiết:
Nếu vạch dấu sai, sản phẩm gia công sẽ sai số, sai tỉ lệ, dẫn tới hỏng sản phẩm.
CH trang 48
Quan sát Hình 8.9 và mô tả cách cầm đục và búa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.9 để mô tả cách cầm cưa.
Lời giải chi tiết:
- Cách cầm đục: vị trí tay cầm cách đầu tròn của đục 20 - 30 mm; chụm tay cầm/giữ đục bằng ngón cái cùng ba ngón (ngón giữa, ngón áp út, ngón út) trong khi đó ngón cái cầm hờ
- Cách cầm búa: vị trí cầm cách đầu cán búa 20 - 30 mm; cầm búa theo cách nắm lòng bàn tay: giữ búa bằng ngón cái và 4 ngón còn lại
- Tay thuận cầm búa, tay còn lại cầm đục
CH trang 50
Quan sát và cho biết: Trong Hình 8.11 mô tả bao nhiêu loại dũa, đó là những loại nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.11 để mô tả cách cầm đục
Lời giải chi tiết:
Trong hình có tổng cộng 5 loại dũa:
a) Dũa tròn
b) Dũa dẹt
c) Dũa tam giác
d) Dũa vuông
e) Dũa bán nguyệt
CH trang 51 KN
Em hãy cho biết: Trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì bề mặt của dũa sẽ như thế nào?
Phương pháp giải:
Sử dụng những hiểu biết kiến thức để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng tthif bề mặt dũa sẽ không được bằng phẳng, chỗ ao, chỗ thấp.
CH trang 51 VD
Chọn và sử dụng các dụng cụ cầm tay để gia công một số sản phẩm trong gia đình như: mắc treo quần áo, móc treo dao, thớt, giá để bút, ...
Phương pháp giải:
Vận dụng những hiểu biết về bài học để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Thớt: thớt dùng lâu mất hình dạng ban đầu, có thể dùng dũa hoặc cưa để sửa lại về hình dáng ban đầu
- Móc treo dao: dùng dũa (tạo phôi dáng), kìm (bẻ về đúng hình cần), búa (cố định móc) và cưa (loại bỏ phần thừa)
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG
PHẦN II. NHIỆT HỌC
Unit 11: Buy One, Get One Free!