Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi:
- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
- Tớ đang lột xác bạn ạ.
- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?
- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.
- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009)
Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
2. Các nhân vật xuất hiện trong văn bản là?
A. Thỏ và rùa
B. Thỏ và ếch
C. Cáo và cua
D. Cá chép con và cua
3. Văn bản trên sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
4. Vì sao họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn?
A. Vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được
B. Vì lột xác xong sẽ có bộ vỏ có màu sắc rất đẹp
C. Vì càng lột xác thì vỏ sẽ càng cứng hơn
D. Vì để ngụy trang với các loài vật to lớn hơn
Câu 2 (1 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật.
Câu 3 (1 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết một đoạn văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên được kể theo ngôi thứ ba
=> Đáp án: B
2. Các nhân vật xuất hiện trong văn bản là? A. Thỏ và rùa B. Thỏ và ếch C. Cáo và cua D. Cá chép con và cua |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các nhân vật xuất hiện
Lời giải chi tiết:
Các nhân vật trong văn bản là cá chép con và cua
=> Đáp án: D
3. Văn bản trên sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nghệ thuật nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Văn bản sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là chủ yếu có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc
=> Đáp án: C
4. Vì sao họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn? A. Vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được B. Vì lột xác xong sẽ có bộ vỏ có màu sắc rất đẹp C. Vì càng lột xác thì vỏ sẽ càng cứng hơn D. Vì để ngụy trang với các loài vật to lớn hơn |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời của nhân vật cua
Lời giải chi tiết:
Họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được
=> Đáp án: A
Câu 2:
Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật. |
Phương pháp giải:
Đọc và xác định lời kể của người kể chuyện và lời kể của nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Lời người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi, cua trả lời.
- Lời nhân vật: Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Tớ đang lột xác bạn ạ. Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế? Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
Câu 3:
Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn. |
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp:
- Con người cần đối diện với khó khăn để trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống.
- Con người muốn trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống cần trải qua những chông gai, thử thách.
Phần II:
Viết một đoạn văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Trải nghiệm là những món quà quý giá trong cuộc đời mỗi người, nó giống như những người thầy dạy dỗ chúng ta, giúp mỗi người có thêm bài học và kinh nghiệm trên đường đời. Em cũng có một trải nghiệm mà có lẽ suốt cuộc đời này sẽ không bao giờ quên. Năm lớp Năm em cùng các bạn trong xóm nhân buổi học về sớm đã rủ nhau đi tắm biển. Trong nhóm 4 bạn thì có một bạn bị sóng cuốn ra xa, lúc đó dường như đầu óc em quay cuồng không còn biết điều gì khi chứng kiến bạn mình như thế. May mắn hai bạn còn lại của nhóm em bình tĩnh hô hoán người đến cứu giúp và có một chú tốt bụng đã cứu được bạn em lên bờ. Lần đó bạn em mặt tái mét và chuyện đó khiến em sợ đến tận bây giờ. Vì cha mẹ đã nhiều lần giáo dục em về sự nguy hiểm khi đi tắm biển nô nghịch mà không có người lớn. Sau tai nạn này, em cố cẩn thận hơn khi làm bất cứ việc gì, và thầm cảm ơn ông trời vì đã được bình an. Với em, không gì quý giá hơn mạng sống.
Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới
Unit 4. My Neighbourhood
Chủ đề II - BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì II - KNTT
Chủ đề 4. Ước chung, ước chung lớn nhất. Bội chung, bội chung nhỏ nhất
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6