1. Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh
2. Bài 25. Hô hấp tế bào
3. Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
4. Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào
5. Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
6. Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
7. Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
8. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
9. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng
11. Bài 22. Quang hợp ở thực vật
12. Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
CH tr 48 34.1
Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Vận dụng cảm ứng của sinh vật vào thực tiễn
Lời giải chi tiết:
CH tr 48 34.2
Lấy thêm các ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.
Phương pháp giải:
Nắm được lý thuyết về cảm ứng và vận dụng trong trồng trọt
Lời giải chi tiết:
- Trồng cây ở nơi ánh sáng mọi phía để cây phát triển đều.
- Trồng cây cảnh ở nơi ánh sáng từ một phía để tạo dáng cho cây trồng.
- Sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tạo điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài giúp cây thanh long ra hoa, kết quả trái vụ.
- Đào hố bón phân cho cây ăn quả để giúp hệ rễ của cây ăn quả ăn sâu xuống đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Làm giàn cho mướp để giúp cây mướp tạo nhiều quả hơn.
- Trồng cây có mùi mạnh như húng quế, sả, bạc hà,… quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa.
CH tr 49 34.3
Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết.
Phương pháp giải:
Vận dụng được cảm ứng trong chăn nuôi
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi:
- Thắp đèn khi đi câu mực.
- Dạy chim ưng săn mồi.
- Huấn luyện chó để chăn cừu.
- Dùng tiếng gọi để gọi gà, vịt,… chạy ra ăn thức ăn.
- Chọn con chó đực đầu đàn để làm con đứng đầu khi kéo xe tuyết.
- Lấy trứng ra khỏi ổ của gà để tránh tập tính ấp trứng của gà giúp gà không ngừng đẻ trứng.
CH tr 49 34.4
Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập?
Phương pháp giải:
Hình thành được nhiều tập tính tốt trong học tập giúp thành tích được nâng lên hiệu quả
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng tập tính trong học tập:
- Thường xuyên ôn bài và làm bài tập nhiều lần để nắm chắc kiến thức và ghi nhớ được lâu.
- Kiên trì thực hiện các hành động tốt và có quyết tâm từ bỏ các hành động xấu để hình thành các thói quen tốt phục vụ cho việc học tập: đọc sách, dậy đúng giờ,…
CH tr 49 34.5
Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?
Phương pháp giải:
Hình thành cho bản thân những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe
Lời giải chi tiết:
Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần
- Thực hiện luyện tập đều đặn hằng ngày
- Không nên bỏ buổi tập
- Nên tập vào một khung giờ nhất định.
CH tr 49 34.6
Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn.
Phương pháp giải:
Hình thành cho bản thân những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe
Lời giải chi tiết:
Để bỏ thói quen ngủ dậy muộn, nên đặt báo thức vào thời điểm mong muốn và thực hiện liên tiếp trong nhiều ngày, sau một thời gian cơ thể sẽ hình thành thói quen thức dậy đúng giờ ngay cả khi không đặt báo thức.
34.7
Việc làm nào sau đây là ứng dụng hiện tượng cảm ứng vào sản xuất?
A. Vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi hằng ngày
B. Xới đất, vun gốc cho cây trồng
C. Huấn luyện chó chăn cừu
D. Thụ phấn cho cây
Phương pháp giải:
Nhớ lại lý thuyết về cảm ứng
Lời giải chi tiết:
- Huấn luyện chó chăn cừu là một ứng dụng hiện tượng cảm ứng vào sản xuất.
- Vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi hằng ngày; xới đất, vun gốc cho cây trồng; thụ phấn cho cây đều chỉ là những biện pháp chăm sóc vật nuôi và cây trồng chứ không phải là ứng dụng hiện tượng cảm ứng vào sản xuất.
Đáp án đúng là: C
CH tr 50 34.8
Những hiểu biết về tập tính ở động vật được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Hãy tìm hiểu và hoàn thành vào bảng sau:
Phương pháp giải:
Tìm hiểu những lĩnh vực ứng dụng đời sống trong tập tính
Lời giải chi tiết:
CH tr 50 34.9
Em gái của em năm nay 3 tuổi. Mẹ muốn em giúp mẹ tập cho em gái thói quen đánh răng và đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Em hãy lập kế hoạch các việc cần làm để sớm hình thành được các thói quen tốt đó cho em gái.
Phương pháp giải:
Cần hình thành cho em gái những thói quen/tập tính tốt ngay từ nhỏ
Lời giải chi tiết:
Kế hoạch các việc cần làm để sớm hình thành được các thói quen đánh răng và đi vệ sinh trước khi đi ngủ cho em gái:
- Lựa chọn loại kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp với lứa tuổi và sở thích của em gái.
- Vào cùng một thời gian cố định hằng ngày, đưa em đi đánh răng và đi vệ sinh trước khi đi ngủ (có thể cùng đánh răng với em hoặc dùng các lời khen ngợi để khuyến khích em).
- Lặp lại hành động cho đến khi em tự có ý thức đi đánh răng và đi vệ sinh trước khi đi ngủ mà không cần người nhắc nhở.
CH tr 50 34.10
Nhà em mới mua một chú mèo con, hãy nêu cách em sẽ làm để tạo cho mèo thói quen ăn uống đúng giờ và đi vệ sinh đúng chỗ.
Phương pháp giải:
Hình thành cho chú mèo những tập tính đơn giản
Lời giải chi tiết:
Phương pháp để tạo cho mèo thói quen ăn uống đúng giờ: Cho mèo ăn vào đúng một thời điểm nhất định trong ngày và thực hiện lặp lại liên tiếp trong nhiều ngày sau đó. Sau một thời gian, cơ thể mèo sẽ hình thành thói quen ăn uống đúng giờ.
Phương pháp để tạo cho mèo thói quen đi vệ sinh đúng chỗ: Đặt khay cát vệ sinh ở một nơi cố định, yên tĩnh, tránh xa khỏi chỗ ăn uống → Hướng dẫn mèo đi vệ sinh vào khay cát (có thể dùng hành động bới cát để hướng dẫn mèo hoặc cho một chút nước tiểu của mèo vào cát để mèo nhận định được chỗ đi vệ sinh) → Giúp mèo lặp lại hành động đi vệ sinh đúng chỗ mỗi ngày bằng cách khuyến khích, khen ngợi mèo khi thực hiện đúng và nhắc nhở, có hình phạt khi mèo thực hiện sai. Sau một thời gian, mèo sẽ hình thành được thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.
Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bài 1
Đề thi giữa kì 2
Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại
Unit 1: Cultural interests
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7