Chủ đề 9. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở đầu
Khám phá 1
Khám phá 2
Khám phá 3
Khám phá 4
Khám phá 5
Khám phá 6
Khám phá 7
Khám phá 8
Khám phá 9
Luyện tập 1
Luyện tập 2
Luyện tập 3
Vận dụng 1
Vận dụng 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở đầu
Khám phá 1
Khám phá 2
Khám phá 3
Khám phá 4
Khám phá 5
Khám phá 6
Khám phá 7
Khám phá 8
Khám phá 9
Luyện tập 1
Luyện tập 2
Luyện tập 3
Vận dụng 1
Vận dụng 2

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy kể tên các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ hiểu biết của mình về một trong các cơ quan đó.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

- Hiểu biết của em về Quốc hội:

+ Là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân bầu ra.

+ Quốc hội có chức năng: lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước…

+ Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Trong trường hợp cần thiết. Quốc hội quyết định họp kín.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi trang 123 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo em, Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước trên những phương diện nào? Hãy nêu ví dụ minh họa.

2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như thế nào trong thông tin 2?

Phương pháp giải:

- Đọc các thông tin và nêu lên những phương diện Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước.

- Nêu được những biểu hiện của nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của bộ máy nhà nước trong thông tin 2.

Lời giải chi tiết:

1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như:

+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước:

+ Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước;

+ Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...

- Ví dụ: Đảng đề ra chủ trương, đường lối phát triển đất nước trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay.

2. Trong thông tin 2, Đảng đã giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi trang 124 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do những cơ quan nào tổ chức thi hành, thực hiện.

2. Em hiểu như thế nào về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất những có sự phân công, phối hợp, kiểm soát? Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các thông tin để tìm câu trả lời phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp:

+ Thông qua Nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;

+ Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

+ Thông qua: Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.

2.

- Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân.

- Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi trang 125 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào? Em hãy cho biết nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng phương thức và qua cơ quan, tổ chức nào.

2. Em hãy nêu biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.

Phương pháp giải:

Đọc các thông tin để tìm câu trả lời liên quan đến nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Lời giải chi tiết:

 1. Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Luật này quy định về các vấn đề quan trọng như:

- Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp

- Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;

- Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;... đều phải được lấy ý kiến của nhân dân.

Đồng thời, luật này cũng quy định tất cả công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đểu có quyền bỏ phiếu biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và tất cả các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Việt Nam.

2. Biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:

- Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và bộ máy nhà nước là công cụ để nhân dân thực thi những quyền lực đó.

- Các cơ quan quyền lực nhà nước như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ.

- Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và khi không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

- Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, có quyền tố cáo, khiếu nại, góp ý,... nếu phát hiện sai phạm.

Khám phá 4

Trả lời câu hỏi trang 126 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

 

1. Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hiểu thế nào là tập trung dân chủ?

2. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như thế nào?

1. Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hiểu thế nào là tập trung dân chủ?

2. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các thông tin để tìm câu trả lời phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1. Tập trung dân chủ nghĩa là tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập  trung. Những vấn đề quan trọng nhất thường được bàn bạc, quyết định bởi tập thể. Khi mọi việc đã được tập thể xác định rõ sẽ giao cho cá nhân phụ trách thực thi để đảm bảo hiệu quả.

2. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một mặt phải đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của trung ương với địa phương, của cấp trên với cấp dưới nhưng mặt khác phải mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của địa phương và cấp dưới; phải coi trọng vai trò của tập thể nhưng mặt khác phải để cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo.

- Các cơ quan, tổ chức cấp dưới có trách nhiệm thực hiện những chủ trương, chính sách, quy định của cơ quan, tổ chức cấp trên.

- Trong quá trình hoạt động, những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương sẽ được quyết định thông qua hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.

Khám phá 5

Trả lời câu hỏi trang 126 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

2. Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc thông tin, quan sát hình ảnh và dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

1. Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

2. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Pháp luật quy định rõ, cụ thể, minh bạch việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó.

- Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí

Khám phá 6

Trả lời câu hỏi trang 127 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

 

2. Theo em, tính thống nhất của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được biểu hiện như thế nào? 

1. Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

2. Theo em, tính thống nhất của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và nêu hiểu biết của em về việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nêu được sự biểu hiện của tính thống nhất của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Lời giải chi tiết:

1. Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Đảng để ra đường lối, chủ trương phát triển nền kinh tế.

- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng bằng việc phối hợp chặt chẽ trong xây dựng, ban hành, triển khai các chính sách, chương trình, kế hoạch, công việc cụ thể trên nhiều mặt để phát triển toàn diện nền kinh tế.

2. Tính thống nhất của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện:

- Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, tạo thành một thể thống nhất từ trung ương xuống địa phương.

- Những cơ quan này đều hoạt động vì mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Khám phá 7

Trả lời câu hỏi trang 128 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài:

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Việc đẩy mạnh cải cách hành chính thể hiện tính nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước ta như thế nào? Nhân dân thực hiện quyền gì để tham gia thành lập bộ máy nhà nước?

2. Em hãy nêu biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em đọc các thông tin và tìm câu trả lời phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1.

- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi, giúp nhân dân tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc khi thực hiện các thủ tục hành chính.

- Nhân dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử để tham gia thành lập bộ máy nhà nước.

2. Biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước được nhân dân thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

- Người dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, nếu các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước hoạt động không hiệu quả thì nhấn dân có quyền khiếu nại, tố cáo.

- Hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới việc chăm lo cho nhân dân, bảo đảm, bảo vệ lợi ích cho nhân dân.

- Mọi cán bộ, nhân viên nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, tham gia vào bộ máy nhà nước là để phục vụ, phụng sự nhân dân. Họ có trách nhiệm phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, phải gần gũi nhân dân, lắng nghe và thấu hiểu nhân dân, đồng thời phải chịu sự giám sát của nhân dân, họ có thể bị bãi miễn nếu không còn được nhân dân tín nhiệm.

 

Khám phá 8

Trả lời câu hỏi trang 129 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì?

2. Theo em, vì sao các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân công quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau?

3. Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và đọc thông tin để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1. Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan cấp dưới nên phải có trách nhiệm bảo cáo công việc và chịu sự giám sát của Quốc hội.

2. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thể thống nhất, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung và hướng đến những mục tiêu giống nhau. Các cơ quan phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau để đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước đều được thực hiện đúng, tránh các sai phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

3. Biểu hiện của tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều được Nhà nước trao các quyền cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ riêng, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giảm sát cơ quan khác.

- Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng, thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên.

Khám phá 9

Trả lời câu hỏi trang 129 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Trong thông tin 2, vì sao các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ VIệt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy?

2. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

1. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ Luật Phòng cháy, chữa cháy vì tất cả mọi người sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.

2. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện:

- Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật

- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm quản lý nhà nước và xã hội.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi trang 130 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc các ý kiến dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

a. Sai, vì chỉ có công dân Việt Nam, không bị giới hạn về năng lực xã hội và đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền ứng cử vào bộ máy nhà nước.

b. Đúng. Nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu không đồng tình với các quyết định của các cơ quan trong bộ máy nhà nước vì tất cả cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam đều hoạt động vì mục đích chung là lợi ích của nhân dân, hoạt động theo quy định của pháp luật.

c. Đúng, vì bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp. Quyền lực nhà nước được phân chia để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan cấp dưới phải thực hiện chủ trương, quyết định của cơ quan cấp trên.

d. Sai, vì những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi trang 130 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?  

Phương pháp giải:

Em đọc các tình huống và tự liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

a. Đồng tình vì N đúng. Việc làm của N là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.

b. Đồng tình vì D đúng. Các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm, D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.

c. Không đồng tình vì ông A sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc ông A giữ im lặng, không góp ý khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Cơ quan và lợi ích của nhân dân.

d. Đồng tình. Việc xây dựng dự án cho trẻ em nên xuất phát từ lợi ích, mong muốn của trẻ em. Vậy nên lấy ý kiến của học sinh vào hoạt động đó sẽ phát huy được quyền làm chủ của các em đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến bản thân.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi trang 130 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xử lí các tình huống sau:  

 

Nếu là K, em sẽ làm gì?

 

Nếu là T, em sẽ làm gì?

 

Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc các tình huống và dựa vào kiến thức đã học để xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

a. Nếu là K, em sẽ giải thích cho các bạn hậu quả của việc tuyên truyền những bài viết có nội dung xấu trên mạng xã hội (vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước,...) và khuyên các bạn không nên tiếp tục thực hiện hành vi sai trái đó nữa.

b. Nêu là T, em sẽ nói chuyện với các cán bộ tiếp dân, nhắc lại vấn đề mà bác cao tuổi thắc mắc và đề nghị các cán bộ hỗ trợ. Hoặc khiếu nại về thái độ của các cán bộ đó với các lãnh đạo xã để họ điều chỉnh, thay đổi.

c. Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ giải thích cho mọi người hiểu trách nhiệm của bản thân trong việc phòng cháy, chữa cháy và vận động mọi người kí bản cam kết

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi trang 130 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.      

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Đảng coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng, bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Luôn xác định “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới.

Phải luôn luôn quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, dân là gốc, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi trang 130 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em.

Phương pháp giải:

m dựa vào hiểu biết và liên hệ địa phương em để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em là:

- Giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước.

- Tăng lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy nhà nước.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved