1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
ĐÔNG ẤM – Phan Thị Hồng Cẩm
Từng sợi rét cứ mặc nhiên len lỏi trong gió rồi mơn man hắt nhẹ mái tóc ngang vai của cô nàng đỏng đảnh trong chiếc áo dạ đỏ rực giữa chiều muộn. Rét luồn trong từng ô cửa, xét nét nhìn những bước chân con người đang vội vã dưới làn mưa phùn bất chợt thoáng qua. Áo ai bỗng thấm ướt bất chợt… Cái nhíu mày bất chợt… Tiếng xuýt xoa bất chợt… Thèm một bàn tay ấm áo bất chợt… Mùa đông bao giờ vẫn thế, thả heo may và luôn như muốn nhắc nhở trái tim rằng… một mình lạnh lắm!
Đông đã về! Đông về dường như chưa bao giờ báo trước. Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra đã thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà. Đông về ta thấy buốt hơn nghe tiếng trở người nặng nề của những cụ gà đang gồng mình với những thử thách của tháng năm. Đông về khi những tiếng ho đêm của trẻ con dày hơn khiến mẹ giật thót giữa giấc ngủ muộn. Đông cũng về trong giai điệu thiết tha của người đi xa vào cõi vô thực khiến ta thêm nhói buốt: “Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lòng. Chút lá thu vàng đã rụng.
Dường như cũng bỏ ta đi…” (Phú Quang)
Đông lặng lẽ, đông âm thầm cứ mặc nhiên để người ta cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn. Tiếng rao đêm “Bánh bao đây… Ai bao đây … Bao không…” rồi khuất xa trong màn đêm làm đông quánh đặc và nghẹn đắng. Quơ vội mấy tờ tiền lẻ, gọi với theo mua một chiếc bánh bao nóng hổi như một thói quen. Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp. Một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim…
Ấm áp hay giá lạnh trong cuộc đời này suy cho cùng cũng chỉ có người trong cuộc mới có thể cắt nghĩa được. Mùa đông lạnh nhưng cũng không thể lạnh bằng lòng người khi thờ ơ, tàn nhẫn. Mọi hạnh phúc có thể háo đau thương bất chợt, ẩn giấu sau nụ cười cũng có khi là hàng ngàn giọt nước mắt lặng lẽ rơi giữa đê, khuya. Đời cũng thật lạ… Đôi khi cái lạnh của mùa đông sẽ là liều thuốc thử giúp ta dễ dàng nhận ra những điều ấm áp luôn được tồn tại xung quanh đâu đấy.
Đông rất lạnh nhưng được ở bên cạnh người mình thương dù chỉ trong ý nghĩ thôi cũng đủ làm ta ấm lại. Mùa đông giá buốt nhưng bỗng thật ấm áp khi chúng ta tìm được nhau, tìm được bến đỗ của cuộc đời mình, một yêu thương dù nhỏ bé nhưng cũng đủ làm tan băng giá. Tôi đang bâng khuâng không biết rõ mình còn có thể đi đến những đâu trên thế giới và mong mỏi điều gì trong thanh xuân của tuổi trẻ, của những ước mơ và hi vọng. Nhưng sau tất cả, tôi dám chắc rằng: Hành trình tuyệt vời nhất, nơi sau cùng của trái tim mình đó là được trở về nhà, được trở về lòng nhau và được trở về đúng nghĩa trái tim mình: Đừng đóng chặt trái tim mình, hãy mở cửa trái tim để biết rằng giữa mùa đông ấy, mình vẫn cảm thấy ấm áp.
(http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/tan-van-dong-am-cua-tac-gia-phan-thi-hong-cam-1640658125.html)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào?
A. Văn bản thơ
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản hồi ký
D. Văn bản tản văn
Câu 2. Đối tượng bộc lộ cảm xúc cả văn bản là:
A. Thời tiết giao mùa
B. Món ăn mùa đông
C. Đất trời, con người vào mùa đông
D. Những người thân xung quanh
Câu 3. Dòng nào dưới đây không thể hiện cảm xúc, tâm trạng của cái “tôi” tác giả?
A. Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau
B. Mùa đông bao giờ vẫn thế, thả heo may và luôn như muốn nhắc nhở trái tim rằng… một mình lạnh lắm
C. Rét luồn trong từng ô cửa, xét nét nhìn những bước chân con người đang vội vã dưới làn mưa phùn bất chợt thoáng qua
D. Tôi đang bâng khuâng không biết rõ mình còn có thể đi đến những đâu trên thế giới
Câu 4. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là:
A. Tự sự, trữ tình, nghị luận
B. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm
C. Trữ tình, biểu cảm, nghị luận
D. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, thuyết minh
Câu 5. Câu “Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà.” diễn tả điều gì?
A. Mùa đông đã tới thật rồi
B. Ngạc nhiên, thích thú của tôi trước sự hiện diện của mùa đông
C. Mùa đông như một cậu bé hiếu động
D. Mùa đông mới tới cửa nhà thôi
Câu 6. Đoạn văn bản từ “Đông về ta thấy buốt hơn… thêm nhói buốt” thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả?
A. Nuối tiếc những kỉ niệm đã qua
B. Lắng nghe, trân trọng cuộc sống với niềm yêu thương
C. Xúc động trước những thanh âm của cuộc sống khi giá lạnh
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Vì sao khi “Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp” người viết lại cảm nhận được “một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim…”?
A. Sự vất vả, chu đáo của người làm bánh
B. Sự quan tâm, yêu thương của người làm bánh
C. Sự vất vả, chu đáo, cái tình ấm áp của người làm bánh
D. Sự vất vả, chu đáo, tình yêu thương của người làm bánh
Câu 8. Mục đích của tản văn trên là:
A. Khắc họa sự chuyển mùa và giãi bày tình cảm, suy ngẫm của người viết
B. Giãi bày tình cảm trước khung cảnh và con người mùa đông
C. Từ đề tài mùa đông, bày tỏ tình yêu con người và niềm trân trọng cuộc sống
D. Từ đề tài mùa đông, bộc lộ những xúc cảm, suy ngãm về tình người trong cuộc sống
Câu 11. Em có đồng ý “Mùa đông lạnh nhưng cũng không thể lạnh bằng lòng người khi thờ ơ, tàn nhẫn” không? Vì sao?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô giá còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân
a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên.
b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu?
c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 2. Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm):
Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào? A. Văn bản thơ B. Văn bản nghị luận C. Văn bản hồi ký D. Văn bản tản văn |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.5 điểm):
Đối tượng bộc lộ cảm xúc cả văn bản là: A. Thời tiết giao mùa B. Món ăn mùa đông C. Đất trời, con người vào mùa đông D. Những người thân xung quanh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.5 điểm):
Dòng nào dưới đây không thể hiện cảm xúc, tâm trạng của cái “tôi” tác giả? A. Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau B. Mùa đông bao giờ vẫn thế, thả heo may và luôn như muốn nhắc nhở trái tim rằng… một mình lạnh lắm C. Rét luồn trong từng ô cửa, xét nét nhìn những bước chân con người đang vội vã dưới làn mưa phùn bất chợt thoáng qua D. Tôi đang bâng khuâng không biết rõ mình còn có thể đi đến những đâu trên thế giới |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.5 điểm):
Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: A. Tự sự, trữ tình, nghị luận B. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm C. Trữ tình, biểu cảm, nghị luận D. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, thuyết minh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý ngôn ngữ, lời kể
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm):
Câu “Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà.” diễn tả điều gì? A. Mùa đông đã tới thật rồi B. Ngạc nhiên, thích thú của tôi trước sự hiện diện của mùa đông C. Mùa đông như một cậu bé hiếu động D. Mùa đông mới tới cửa nhà thôi |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.5 điểm):
Đoạn văn bản từ “Đông về ta thấy buốt hơn… thêm nhói buốt” thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả? A. Nuối tiếc những kỉ niệm đã qua B. Lắng nghe, trân trọng cuộc sống với niềm yêu thương C. Xúc động trước những thanh âm của cuộc sống khi giá lạnh D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Từ nội dung đoạn văn bản rút ra cảm xúc, tâm trạng của tác giả
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.5 điểm):
Vì sao khi “Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp” người viết lại cảm nhận được “một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim…”? A. Sự vất vả, chu đáo của người làm bánh B. Sự quan tâm, yêu thương của người làm bánh C. Sự vất vả, chu đáo, cái tình ấm áp của người làm bánh D. Sự vất vả, chu đáo, tình yêu thương của người làm bánh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm):
Mục đích của tản văn trên là: A. Khắc họa sự chuyển mùa và giãi bày tình cảm, suy ngẫm của người viết B. Giãi bày tình cảm trước khung cảnh và con người mùa đông C. Từ đề tài mùa đông, bày tỏ tình yêu con người và niềm trân trọng cuộc sống D. Từ đề tài mùa đông, bộc lộ những xúc cảm, suy ngãm về tình người trong cuộc sống |
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra mục đích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Phần II.
Câu 1 (2 điểm):
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô giá còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên. b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu? c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó |
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức về biện pháp tu từ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ
b. Điệp ngữ còn thể hiện trong các từ ngữ: đừng thương
c. Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả
Câu 2 (4 điểm):
Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp) |
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của bản thân em
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
A. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật thầy Đuy – sen trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên”
B. Thân bài:
1. Giới thiệu về thầy Đuy – sen
- Thầy Đuy – sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng.
- Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…,
- Thầy đã biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu.
2. Thầy Đuy – sen là một người thầy nhân hậu, yêu quý học trò
- Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh.
- Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động đến tâm hồn tuổi thơ.
- Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được.
- Thầy mời chào, khích lệ với các em nhỏ dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tình yêu thương chân thành
- Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm làm nghề giáo: Thầy nhìn thấy mong ước được đi học của An-tư-nai, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và khích lệ em đi học
- Lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, mời mọc ân cần. Các em nhỏ khi ra về ai nấy cũng đều cảm thấy yêu mền, gắn bó với thầy và ngôi trường của làng quê thân yêu.
C. Kết bài
- Khẳng định thầy Đuy – sen là một người thầy nhân hậu và có trái tim yêu thương học trò
Unit 3. Arts & Music
Bài 5
Ngữ âm
Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân
Chủ đề 3: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7