1. Phương pháp đọc một tập thơ Bài tập thực hành 1 trang 53
Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ tự chọn theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.
Phương pháp giải:
- Xem lại tiến trình trước khi đọc tập thơ mục a phần 1.2 trang 50
- Chú ý ví dụ trang 51
Lời giải chi tiết:
- Đọc tập thơ “Hồ Xuân Hương - Thơ và đời”
Thông tin trên trang bìa tập thơ |
-Tên tác giả: Hoàng Xuân (tuyển chọn), Lữ Huy Nguyên(giới thiệu) -Nhan đề tập thơ: Hồ Xuân Hương - Thơ và đời -Màu sắc và trang trí trên bìa sách: nền bìa màu vàng cam, in hình ảnh những con thuyền trên bến sông trong chiều tà |
Thông tin trong Mục lục của tập thơ |
-Hồ Xuân Hương - Thơ và đời -Thơ Nôm truyền tụng -Câu đối lưu truyền -Lưu hương ký -Năm bài thơ về Vịnh Hạ Long -Chùm bài viết về Hồ Xuân Hương |
1. Phương pháp đọc một tập thơ Bài tập thực hành 2 trang 53
Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một bài trong tập thơ mà em đã lựa chọn.
Phương pháp giải:
- Chọn và đọc một tập thơ ,và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu
- Chú ý vận dụng cách đọc hiểu và ghi chép một số thông tin cơ bản như:
+ Đề tài, chủ đề và nội dung cảm xúc bao trùm bài thơ.
+ Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.
+ Câu, chữ hình ảnh,..... cụ thể gây ấn tượng trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Bài Trao duyên (trích Truyện Kiều - 12 câu đầu):
Trao duyên
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
- Nhan đề: Trao duyên
- Thể thơ: lục bát
- Đề tài: thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều .Qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
- Chủ đề: Nói với người em về nỗi đau khổ về chuyện tình tình yêu bi kịch, đứng giữa chữ hiếu và chữ tình Thúy Kiều báo hiếu cha mẹ nên đành nhờ cậy em giữ trọn lấy mối lương duyên còn dang dở.
- Nghệ thuật: Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
- Những câu thơ, hình ảnh ấn tượng:
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
1. Phương pháp đọc một tập thơ Bài tập thực hành 2 trang 55
Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập thơ đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc một tập thơ đã lựa chọn và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.
- Chú ý một số thông tin cơ bản như:
+ Ấn tượng chung
+ Đề tài, chủ đề tiêu biểu trong tập thơ
+ Đặc sắc về nghệ thuật
+ Đánh giá chung
Lời giải chi tiết:
- Tập thơ "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh.
+ Ấn tượng chung: ngôn ngữ giản dị, gần gũi, thể hiện tâm hồn thi nhân cùng bức tranh thiên nhiên trong 15 ngày đi bộ của Bác, không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp con người, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của tác giả.
+ Đề tài, chủ đề tiêu biểu trong tập thơ:
- Về thiên nhiên, con người và suy tư của tác giả và thể hiện tâm trạng của Bác ở nơi chốn ngục tù nhưng vẫn thể hiện tư tưởng và tinh thần của thi nhân về thế sự.
+ Đặc sắc về nghệ thuật:
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, kết hợp ngôn ngữ giản dị như cảnh chiều tối, trăng, mây, ... cùng những hoạt động của bác trong tù..... không sử dụng những tầng lớp nghĩa dày đặc mà Bác sử dụng ngôn từ và lớp nghĩa đơn giản dễ hiểu.
+ Đánh giá chung:
Tập thơ thể hiện cuộc sống và suy tư của Bác trong suốt thời gian lưu đày nhưng tinh thần lạc quan trước cuộc sống đầy nghị lực. Cảnh thiên nhiên thông qua đôi mắt của nghệ sĩ đầy suy tư, trầm bổng nhưng đôi mắt vẫn hướng về đời sống nhân dân. Bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của nhân dân thật sống động qua những câu thơ giản dị, gần gũi của tác giả
+Một số câu thơ hay trong tập thơ và ý nghĩa tập thơ với người đọc:
Cứng rắn như anh khác thói thường/ Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương.(Bài Rụng một chiếc răng)
Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông (Bài Nghe tiếng chày giã gạo)
2. Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Bài tập thực hành 1 trang 57
Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.
Phương pháp giải:
- Tiến trình trước khi đọc một truyện ngắn hoặc tiểu thuyết cũng giống như đọc tập thơ
- Xem sơ đồ trang 51 và các bước trước khi đọc tập thơ
Lời giải chi tiết:
Đọc tập “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”
*Thông tin trên trang bìa của tập truyện
- Tên tác giả: Nguyễn Công Hoan
- Nhan đề tập truyện: Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
- Màu sắc và trang trí trên bìa sách: nền bìa màu tối, trên có minh họa hình một người phu đang kéo xe.
*Thông tin trong Mục lục của tập truyện
- Răng con chó của nhà tư sản
- Oẳn tà roằn
- Ngựa người và người ngựa
- Thằng ăn cắp
- Báo hiếu: trả nghĩa cha
- Báo hiếu: trả nghĩa mẹ
- Cụ chánh Bá mất giày
- Mất cái ví
- Kép Tư Bền
- Thầy cáu
- Được chuyến khách
- Thế cho nó chừa
- Thằng Quýt (I)
- Thằng Quýt (II)
- Phành phạch
- Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I)
- Tôi cũng không hiểu tại làm sao (II)
- Đồng hào có ma
- Thịt người chết
- Tôi tự tử
- Cái nạn ô tô
- Tấm giấy một trăm
- Chuyện của cô ấy
2. Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Bài tập thực hành 2 trang 58
Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn.
Phương pháp giải:
- Chọn và đọc một một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết
- Chú ý vận dụng cách đọc hiểu và ghi chép một số thông tin cơ bản như:
+ Đề tài, chủ đề ,tư tưởng
+ Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.
+ Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh,câu chữ, đoạn văn ,…mà em thấy ấn tượng
Lời giải chi tiết:
Truyện "Đồng hào có ma" trong tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
- Đề tài, chủ đề:
+ Đề tài: Sự thối nát của xã hội phong kiến.
+ Chủ đề: Sự bỉ ổi, táng tận lương tâm, vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội phong kiến.
- Bối cảnh: Sân công đường, buồng quan.
- Cốt truyện: "Con mẹ Nuôi" đi trình việc mất trộm lên quan. Trước khi lên quan, bà ta chạy vạy vay mượn một đồng hai hào. Ở cổng quan, bà ta phải hối lộ cho cậu lính lệ hai hào để nhờ anh này vào bẩm quan. Trước mặt quan, bà ta lúng túng đánh rơi tiền, năm đồng hào rơi xuống đất, vương vãi khắp nơi. Bà ta tìm mãi mới được bốn đồng hào, còn đồng thứ năm tìm mãi không thấy. Người đàn bà tưởng đồng hào có ma, tự dưng biến mất. Không đủ tiền hối lộ quan, bà lủi thủi ra về. Huyện Hinh chờ người đi khuất đưa mắt xuống chân dịch chiếc giày ra một tí, thò tay nhặt đồng hào, thổi những hạt cát còn bám và bỏ tọt vào túi.
- Nhân vật: Ông huyện Hinh, “tôi”, con mẹ Nuôi, cậu lính lệ.
- Ngôi kể, điểm nhìn:Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.
- Chi tiết, câu chữ,....ấn tượng:
"Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này bao nhiều những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả.Thì đấy, các ngài hãy cứ nhìn ông huyện Hình, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng, tôi không nói đùa".
"Rồi nó lùi lũi bước ra cửa. Rồi nó đi về ... Ông huyện Hình cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi đã khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi".
2. Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Bài tập thực hành 3 trang 60
Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.
Phương pháp giải:
- Đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã lựa chọn và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.
- Chú ý một số thông tin cơ bản như:
+Ấn tượng chung
+Đề tài, chủ đề tiêu biểu trong tập thơ
+Đặc sắc về nghệ thuật
+Đánh giá chung
+Một số truyện ngắn và những câu văn hay trong tập, ý nghĩa của tập truyện đối với người đọc
Lời giải chi tiết:
*Ấn tượng chung:
- Nguyễn Công Hoan và các tác phẩm của mình luôn song hành với những người dân Việt Nam thời kì chiến đấu chống thực dân, đế quốc.
- Nhà văn chuyên dùng tiếng cười trào phúng trong các tác phẩm của mình.
*Đề tài, chủ đề tiêu biểu:
- Đề tài: Cuộc sống và con người nông thôn.
- Chủ đề: Những người nghèo khổ, khốn cùng ở đáy của xã hội chịu áp bức bởi lớp quan lại phong kiến, cường hào, thực dân…
*Đặc sắc nghệ thuật:
- Tính trào phúng đặc sắc.
- Tình huống mâu thuẫn, nhân vật mâu thuẫn.
*Đánh giá chung:
- Đến với Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, độc giả thấy được một thời cơ cực của nước ta ngày trước, từng câu chữ trong tác phẩm của ông tái hiện lại bức tranh đau buồn trong quá khứ dân tộc vào những năm đói nghèo, khốn khổ.
- Nhưng ở chỗ sâu thẳm trái tim ông là lòng xót xa, thương cảm đối với những người dân nghèo ,bị cho là thấp cổ bé họng.
*Một số truyện ngắn và những câu văn hay trong tập, ý nghĩa của tập truyện đối với người đọc:
- Một số truyện ngắn hay: Bước đường cùng, Nợ Nần,…
- Ý nghĩa của tập truyện: Thông qua các câu chuyện, Nguyễn Công Hoan đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức cao nhưng tài ít, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống tư sản lố lăng, đồi bại… bằng một bút pháp trào lộng, khiến bạn đọc không thể không cười ra nước mắt…
Đề thi học kì 2
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus
Unit 2: Science and inventions
Chủ đề 4. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Chủ đề 6: Hành động vì môi trường
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10