Hoạt động 1
Chia sẻ về thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Gợi ý:
- Những việc em đã làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Những thuận lợi và khó khăn khi sắp xếp nhà cửa, lớp học.
- Cảm xúc của em khi sắp xếp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý và chia sẻ với các bạn.
Lời giải chi tiết:
- Những việc em có thể làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ:
+ Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày.
+ Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn.
+ Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng.
+ Sắp xếp đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng.
+ Trực nhật, dọn vệ sinh lớp.
+ ...
- Những thuận lợi và khó khăn khi sắp xếp nhà cửa, lớp học:
+ Thuận lợi:
Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết.
Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn.
Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái.
+ Khó khăn:
Cách sắp xếp không gọn gàng.
Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng.
- Cảm xúc của em khi sắp xếp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ: vui vẻ, tự hào vì bản thân đã hoàn thành tốt công việc.
Hoạt động 2
Em hãy sắp xếp, vệ sinh lớp học, nhà cửa theo trình tự gợi ý sau:
- Đề xuất công việc cần sắp xếp, vệ sinh.
- Phân công thực hiện công việc.
- Thực hiện công việc theo kế hoạch.
- Nhận xét kết quả thực hiện công việc.
- Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc.
Phương pháp giải:
Em làm theo gợi ý để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện.
Hoạt động 3
- Thường xuyên thực hiện sắp xếp, vệ sinh lớp học, nhà cửa để thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
- Ghi lại minh chứng sản phẩm (chụp ảnh, quay video clip,...) để chia sẻ trên lớp.
Phương pháp giải:
Em làm theo hướng dẫn và thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện.