1. Ôn tập truyện kí Việt Nam

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3

Câu 1

Câu 1 (trang 83 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu (xem SGK tr. 104)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các yêu cầu nêu ở mục Chú ý (SGK tr.104) và thực hiện theo đúng các yêu cầu đó

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung

Nghệ thuật

Tôi đi học – Thanh TịnhTruyện ngắnTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảmTâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiênMiêu tả tinh tế, ngôn ngữ biểu cảm, so sánh độc đáo, giọng điệu trữ tình
Trong lòng mẹ – Nguyên HồngHồi kíTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảmNỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương mẹ cháy bỏng của chú bé HồngKhắc họa tâm trạng nhân vật sinh động, mạch cảm xúc chân thực, kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt
Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất TốTiểu thuyếtTự sự + miêu tảBộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội – tình cảnh và vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng TámTình huống truyện kịch tính, kể chuyện miêu tả chân thực, sinh động
Lão Hạc – Nam CaoTruyện ngắnTự sự kết hợp miêu tả và biểu cảmSố phận bất hạnh và vẻ đẹp của người nông dânNgôi kể thứ nhất kết hợp các phương thức biểu đạt, xây dựng hình ảnh tượng nhân vật

 

Câu 2

Câu 2 (trang 83 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2,3 và 4

Phương pháp giải:

Làm theo gợi ý trong SGK tr.104

Lời giải chi tiết:

a. Những điểm giống nhau

Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại:

- Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người cùng thời với tác giả.

- Chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường.

- Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.

- Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.

b. Những điểm khác nhau

- Thể loại: Nguyên Hồng viết thể hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn.

- Nhân vật: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.

 

Câu 3

Câu 3 (trang 84 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đây là bài tập đánh giá. Trả lời câu hỏi Vì sao? chú ý đánh giá cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất là nhân vật chị Dậu. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dân tính tình hiền dịu, mộc mạc, yêu chồng và thương con hết mực. Nhưng chị cũng không phải là một người phụ nữ yếu đuối, ngược lại tiềm tang một sức sống, một sức phản kháng mãnh liệt khi bị đẩy vào bức đường cùng.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved