Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.”
(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản biểu cảm
2. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu trên.
A. Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh
B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ
C. Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ
D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ
3. Cụm từ một nền văn hóa lâu đời là cụm danh từ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
4. Câu Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn là câu mở rộng chủ ngữ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong câu sau: Duới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
Câu 3. Nhận xét cách lựa chọn cấu trúc câu sau của tác giả: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
Câu 4. Chỉ ra chi tiết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nêu tác dụng.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Qua phần ngữ liệu cùng sự hiểu biết, em hãy chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam.
Câu 2. Kể lại chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (1 điểm):
1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản biểu cảm C. Văn bản thông tin D. Văn bản biểu cảm |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản biểu cảm
=> Đáp án: D
2. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu trên. A. Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ C. Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng: Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ
=> Đáp án: C
3. Cụm từ một nền văn hóa lâu đời là cụm danh từ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Cụm từ một nền văn hóa lâu đời là cụm danh từ
=> Đáp án: A
4. Câu Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn là câu mở rộng chủ ngữ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về mở rộng thành phần trong câu
Lời giải chi tiết:
Câu Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn không phải là câu mở rộng chủ ngữ
=> Đáp án: B
Câu 2 (0,5 điểm):
Tìm trạng ngữ trong câu sau: Duới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về trạng ngữ
Lời giải chi tiết:
Trạng ngữ trong câu: Duới bóng tre xanh
Câu 3 (0,5 điểm):
Nhận xét cách lựa chọn cấu trúc câu sau của tác giả: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cấu trúc câu
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã lựa chọn trật tự từ đảo ngữ: vị ngữ “thấp thoáng” đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh hình ảnh, đường nét, màu sắc thấp thoáng của mái đình, mái chùa cổ kính đồng thời thể hiện cảm xúc của người viết tự hào, trân quý giá trị văn hóa lâu đời.
Câu 4 (1 điểm):
Chỉ ra chi tiết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nêu tác dụng. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
- Chi tiết nhân hóa: Bóng tre trùm lên âu yến làng, bản, xóm, thôn; Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Tác dụng: làm cho cây tre trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Qua phần ngữ liệu cùng sự hiểu biết, em hãy chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam. |
Phương pháp giải:
Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề
Thân đoạn:
- Giới thiệu về sự gắn bó lâu đời của cây tre với người dân Việt Nam
- Cây tre biểu tượng cho tinh thần yêu nước từ ngàn xưa (nhân vật Gióng).
- Cây tre biểu tượng cho phẩm cách và con người Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, đoàn kết, kiên cường bất khuất, hy sinh,…
Kết đoạn: Khẳng định vai trò của cây tre trong cuộc sống hiện đại
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Cây tre có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ khi khai hoang cho đến khi dựng nước và giữ nước. Gắn bó sâu sắc với cuộc sống và văn hóa của dân tộc như hình với bóng. Nói cây tre, cây trúc gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam bởi vì đây là loại cây thường được sử dụng làm vũ khí chống quân thù trong các cuộc chiến tranh diệt giặc ngoại xâm. Điển hình như chông tre, gậy tre, cung tên. Hình ảnh anh hùng Gióng nhổ tre đánh giặc đã đi vào dân gian như một huyền thoại. Ngoài ra cây tre còn thể hiện cốt cách của con người Việt Nam. Không một loại cây nào thể hiện được sắc nét cốt cách của con người Việt Nam bằng cây tre. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi nhà thơ Nguyễn Duy đã dùng hình ảnh cây tre để khắc họa lại hình ảnh con người Việt Nam. Đó là phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó; là ý chí kiên cường, sự bất khuất, sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau. Đồng thời thể hiện được tình yêu thương bất tận của người mẹ Việt Nam dành cho những đứa con của mình. Mai sau, mai sau, mai sau… Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh! Cây tre xứng đáng là biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam.
Câu 2 (5 điểm):
Kể lại chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em. |
Phương pháp giải:
1. Mở bài: giới thiệu tên truyện, lí do muốn kể lại truyện
2. Thân bài:
Trình bày
- Nhân vật của truyện…
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện…
Kể các sự việc theo trình tự thời gian
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện vừa kể…
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Mở bài: Nêu lí do vì sao muốn kể lại câu chuyện Thánh Gióng
Thân bài: Các sự việc chính
(1) Sự ra đời của Gióng
(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
(3) Gióng lớn nhanh như thổi
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ
(8) Nêu lên suy nghĩ, cảm nhận về các nhân vật và sự việc trong câu chuyện
Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CTST CHI TIẾT
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu
Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào?
GIẢI ĐỊA LÍ 6 CÁNH DIỀU
Unit 9. Houses in the Future
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6