Nhận biết 19.1
Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 -> 2HCl
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là
A. \(v = \frac{{\Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_{C{l_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_{HCl}}}}{{\Delta t}}\).
B. \(v = \frac{{\Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_{C{l_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{ - \Delta {C_{HCl}}}}{{\Delta t}}\).
C. \(v = \frac{{ - \Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{ - \Delta {C_{C{l_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_{HCl}}}}{{\Delta t}}\) .
D. \(v = \frac{{ - \Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{ - \Delta {C_{C{l_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_{HCl}}}}{{2\Delta t}}\) .
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
Nhận biết 19.2
Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
D. HCl chuyển hoá dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A
- Giải thích:
+ A. Đúng vì acid là sản phẩm -> nồng độ tăng dần theo thời gian
+ B. Sai vì thời điểm ban đầu đã có acid HCl -> nồng độ acid trong bình khác 0
+ C. Sai vì tỉ lệ mol giữa chất ban đầu và sản phẩm sẽ thay đổi theo thời gian
+ D. Sai vì HCl là chất xúc tác nên không bị biến đổi sau phản ứng
Nhận biết 19.3
Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.
a) Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các chất sau đây vào dung dịch:
(i) HCl; (ii) NaCl; (iii) H2O; (iv) K2CO3.
b) Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
(i) Do HCl phản ứng với Na2CO3 → Nồng độ Na2CO3 giảm → Tốc độ hấp thụ khí CO2 giảm
(ii) Do NaCl cũng tan trong nước → Nồng độ Na2CO3 giảm → Tốc độ hấp thụ khí CO2 giảm
(iii) H2O làm nồng độ Na2CO3 giảm → Tốc độ hấp thụ khí CO2 giảm
(iv) K2CO3 cũng phản ứng với CO2 → Tốc độ phản ứng tăng
b) Khi tăng áp suất, nồng độ CO2 tăng → Tốc độ phản ứng tăng
Nhận biết 19.4
Cho các phản ứng hoá học sau:
a) Fe3O4(s) + 4CO(g) → 3Fe(s) + 4CO2(g)
b) 2NO2(g) → N2O4(g)
c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
d) CaO(s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)
e) CaO(s) + CO2(g) → CaCO3(s)
g) 2KI(aq) + H2O2(aq) → I2(s) + 2KOH(aq)
Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
a) Fe3O4(s) + 4CO(g) → 3Fe(s) + 4CO2(g)
→Tốc độ thay đổi do phản ứng có sự tham gia của chất khí
b) 2NO2(g) → N2O4(g)
→ Tốc độ thay đổi do phản ứng có sự tham gia của chất khí
c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
→ Tốc độ thay đổi do phản ứng có sự tham gia của chất khí
d) CaO(s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)
→ Tốc độ không thay đổi do phản ứng không có chất khí
e) CaO(s) + CO2(g) → CaCO3(s)
→ Tốc độ thay đổi do phản ứng có sự tham gia của chất khí
g) 2KI(aq) + H2O2(aq) → I2(s) + 2KOH(aq)
→ Tốc độ không thay đổi do phản ứng không có chất khí
Nhận biết 19.5
Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn.
B. Bột Fe tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn.
D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Phương pháp giải:
Dựa vào khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
- Giải thích: Lượng sản phẩm sinh ra phụ thuộc vào lượng chất tham gia, đun nóng chỉ giúp tăng tốc độ thu được sản phẩm chứ không làm tăng lượng sản phẩm
Nhận biết 19.6
Cho phản ứng hoá học xảy ra trong pha khí sau:
N2 + 3H2 → 2NH3
Phát biểu nào sau đây không đúng? Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên,
A. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.
B. tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên.
C. số va chạm hiệu quả tăng lên.
D. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D, sai ở “giảm” → sửa lại “tăng”
Nhận biết 19.7
Cho bột magnesium vào nước, phản ứng xảy ra rất chậm. Hãy nêu cách làm tăng tốc độ phản ứng trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
- Cách làm tăng tốc độ phản ứng: Đun nóng hỗn hợp phản ứng
Nhận biết 19.8
Cho phản ứng hóa học sau:
Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt zinc. B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C vì thể tích dung dịch bao gồm cả nước và acid. Khi thể tích tăng nhưng lượng acid giữ nguyên thì tốc độ phản ứng không thay đổi
Nhận biết 19.9
Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?
A. Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng.
C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng.
D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền.
Phương pháp giải:
Dựa vào chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
Nhận biết 19.10
Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.
B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm.
D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A
- Giải thích: Chất xúc tác vẫn sẽ tác dụng với các chất tham gia trong quá trình phản ứng nhưng chất xúc tác vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Thông hiểu 19.11
Cho các phản ứng hoá học sau:
(1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(2) 3Fe + 2O2 → Fe3O4
(3) 4K + O2 → 2K2O
(4) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Ở điều kiện thường, phản ứng nào xảy ra nhanh, phản ứng nào xảy ra chậm?
Lời giải chi tiết:
- Các phản ứng xảy ra nhanh:
+ (1) vì phản ứng này diễn ra trong dung dịch ở ngay điều kiện thường
+ (3) vì K là kim loại mạnh dễ phản ứng với O2 ở điều kiện thường
- Các phản ứng xảy ra chậm:
+ (2) vì Fe là kim loại trung bình, cần thêm nhiệt độ để phản ứng với O2 xảy ra nhanh hơn
+ (4) vì phản ứng này cần có xúc tác là H2SO4 đặc
Thông hiểu 19.12
Thả 1 mảnh magnesium có khối lượng 0,1 g vào dung dịch HCl loãng. Sau 5 giây thấy mảnh magnesium tan hết. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng hoà tan magnesium.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB " cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
Lời giải chi tiết:
- Có phản ứng: Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
- Tốc độ trung bình của phản ứng là: \(\overline v = - \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{Mg}}}}{{\Delta t}} = - \frac{{0 - 0,1}}{5} = 0,02(g/s)\)
Thông hiểu 19.13
Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H2SO4 loãng là 0,005 mol/s.
Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) vào dung dịch H2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB cC + dD là
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
Lời giải chi tiết:
- Có phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Tốc độ trung bình của phản ứng là: \(\overline v = - \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{Zn}}}}{{\Delta t}} = - \frac{{0,05 - 0,4}}{{\Delta t}} = 0,005(g/s)\)
→\(\Delta t = - \frac{{0,05 - 0,4}}{{0,005}} = 70(s)\)
Thông hiểu 19.14
Xét phản ứng: 3O2 → 2O3.
Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024 M. Sau 5 giây nồng độ của oxygen còn lại là 0,02 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB → cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
Lời giải chi tiết:
- Có phản ứng: 3O2 → 2O3
- Tốc độ trung bình của phản ứng là: \(\overline v = - \frac{1}{3}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{{0,02 - 0,024}}{5} = 2,{67.10^{ - 4}}(mol/L.s)\)
Thông hiểu 19.15
Cho các phản ứng hoá học sau:
a) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) → CH3COOH(l) + C2H5OH(l)
b) Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)
c) H2C2O4(aq) + 2KMnO4(aq) + 8H2SO4(aq) → 10CO2(g) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Tốc độ các phản ứng trên sẽ thay đổi thể nào nếu ta thêm nước vào bình phản ứng?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng áp suất (đối với phản ứng có chất khí), tốc độ phản ứng tăng
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
a) Tốc độ phản ứng tăng do nồng độ nước tăng
b) Tốc độ phản ứng giảm vì nước làm loãng nồng độ H2SO4
c) Tốc độ phản ứng giảm vì nước làm loãng nồng độ các chất tham gia phản ứng
Thông hiểu 19.16
Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO3 với dung dịch HCl (dư) có nồng độ khác nhau. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau:
Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn?
Lời giải chi tiết:
- Phản ứng (1) đã dùng HCl với nồng độ cao hơn vì thể tích khí CO2 thoát ra nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian so với phản ứng (2)
Thông hiểu 19.17
Cho phản ứng hóa học sau:
H2O2 → H2O + O2
Biết rằng tốc độ của phản ứng này tuân theo biểu thức của định luật tác dụng khối lượng.
a) Hãy viết biểu thực tốc độ phản ứng.
b) Tốc độ phản ứng tức thời tăng dần hay giảm dần theo thời gian.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
aA + bB → cC + dD là \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
Lời giải chi tiết:
a) Biểu thức tốc độ phản ứng: \(v = k.C_{{H_2}{O_2}}^{}\)
b) Theo thời gian, nồng độ H2O2 giảm dần → tốc độ phản ứng giảm dần
Thông hiểu 19.18
Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất?
A. Luộc trong nước sôi.
B. Hấp cách thuỷ trong nồi cơm.
C. Nướng ở 180 °C.
D. Hấp trên nồi hơi.
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệt độ càng cao thì củ khoai tây chín càng nhanh
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: C
Thông hiểu 19.19
Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng. Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
Lời giải chi tiết:
- Ở nhiệt độ thấp, tốc độ của phản ứng giảm " xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng
Thông hiểu 19.20
NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân huỷ nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl có tỉ lệ mol 1 : 3). NOCl có tính oxi hoá mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân huỷ theo phản ứng hoá học sau:
2NOCl →2NO + Cl2
Tốc độ phản ứng ở 70 °C là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80 °C là 4,5.10-7 mol/(L.s). a) Tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng.
b) Dự đoán tốc độ phản ứng ở 60 °C.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng
\(\gamma = \frac{{{V_{T + 10}}}}{{{V_T}}}\)
Trong đó:
+ VT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T
+ VT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10
Lời giải chi tiết:
a) Hệ số nhiệt độ γ của phản ứng là \(\gamma = \frac{{{V_{80}}}}{{{V_{70}}}} = \frac{{4,{{5.10}^{ - 7}}}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = 2,25\)
b) Tốc độ phản ứng ở 60 oC là \({V_{60}} = \frac{{{V_{70}}}}{\gamma } = \frac{{{{2.10}^{ - 7}}}}{{2,25}} = 8,{889.10^{ - 8}}(mol/L.s)\)
Thông hiểu 19.21
Khi thắng đường để làm caramen hoặc nước hàng, ta thường dùng đường kính chứ không dùng đường phèn. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
Lời giải chi tiết:
- Đường kính có kích thước hạt nhỏ hơn đường phèn → diện tích tiếp xúc lớn hơn → Phản ứng xảy ra nhanh hơn
Thông hiểu 19.22
Khi dùng MnO2 làm xúc tác trong phản ứng phân huỷ H2O2, tại sao ta cần dùng MnO2 ở dạng bột chứ không dùng ở dạng viên.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
Lời giải chi tiết:
- MnO2 ở dạng bột có kích thước nhỏ hơn MnO2 ở dạng viên → diện tích tiếp xúc lớn hơn → Phản ứng xảy ra nhanh hơn
Thông hiểu 19.23
Trong công nghiệp, vôi sống được sản xuất bằng cách nung đá vôi. Phản ứng hoá học xảy ra như sau:
CaCO3 → CaO + CO2
Khi nung, đá vôi cần phải được đập nhỏ nhưng không nên nghiền mịn đá vôi thành bột. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
Lời giải chi tiết:
- CaO ở dạng bột có kích thước nhỏ hơn CaO ở dạng viên → diện tích tiếp xúc lớn hơn → Phản ứng xảy ra nhanh hơn
Vận dụng 19.24
Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (bình kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.
a) Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng.
b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h.
c) Tính số mol NH3 và O2 sau 2,5 giờ.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB → cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Lời giải chi tiết:
a) - Có phản ứng: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
→ Tốc độ phản ứng trung bình là: \(\overline v = - \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {C_{N{H_3}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{5}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {C_{NO}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{6}.\frac{{\Delta {C_{{H_2}O}}}}{{\Delta t}}\)
b) Trong bình kín, tỉ lệ về nồng độ chính là tỉ lệ về số mol.
→ Tốc độ phản ứng trung bình là: \(\overline v = - \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {n_{N{H_3}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{5}.\frac{{\Delta {n_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {n_{NO}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{6}.\frac{{\Delta {n_{{H_2}O}}}}{{\Delta t}}\)
- Có \({n_{{H_2}O}} = \frac{{0,432}}{{18}} = 0,024\)mol
→ Tốc độ phản ứng trung bình là: \(\overline v = \frac{1}{6}.\frac{{0,024 - 0}}{{2,5}} = 1,{6.10^{ - 3}}(mol/h)\)
c) - Có \({n_{N{H_3}}} = \frac{{0,56}}{{22,4}} = 0,025\)mol và \({n_{{O_2}}} = \frac{{0,672}}{{22,4}} = 0,03\)mol
- Có \(\overline v = - \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {n_{N{H_3}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{4}.\frac{{{n_{N{H_3}\,sau}} - 0,025}}{{2,5}} = 1,{6.10^{ - 3}}(mol/h)\)" \({n_{N{H_3}\,sau}} = {9.10^{ - 3}}\)mol
- Có \(\overline v = - \frac{1}{5}.\frac{{\Delta {n_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{5}.\frac{{{n_{{O_2}\,sau}} - 0,03}}{{2,5}} = 1,{6.10^{ - 3}}(mol/h)\)" \({n_{{O_2}\,sau}} = 0,01\)mol
Vận dụng 19.25
Thực hiện phản ứng sau: CaCO3 + 2HCl → CaCl + CO2 + H2O
Theo dõi thể tích CO2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng).
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0.
B. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s.
D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: D
- Giải thích:
+ A. Phản ứng đã kết thúc ở giây thứ 75 → Sau giây thứ 75 thì tốc độ phản ứng = 9
+ B. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian do nồng độ chất tham gia giảm dần theo thời gian
+ C. Dựa vào phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl + CO2 + H2O
-> \(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {n_{C{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{1}.\frac{{25}}{{75}} = 0,33(mL/s)\)
+ D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là khác nhau
Vận dụng 19.26
Thực hiện phản ứng sau:
H2SO4 + Na2S2O3 →Na2SO4 + SO2 + S + H2O
Theo dõi thể tích SO2 thoát ra theo thời gian, ta có bảng sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng).
Thời gian (s) | 0 | 10 | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 |
Thể tích SO2 (mL) | 0,0 | 12,5 | 20,0 | 26,5 | 31,0 | 32,5 | 33 | 33 |
a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thể tích khí SO2 vào thời gian phản ứng.
b) Thời điểm đầu, tốc độ phản ứng nhanh hay chậm?
c) Thời điểm kết thúc phản ứng, đồ thị có hình dạng như thế nào?
d) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng từ 0 - 10 giây, từ 10 - 20 giây, từ 20 - 40 giây.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Lời giải chi tiết:
a)
b) Thời điểm khởi đầu, tốc độ phản ứng diễn ra nhanh do lượng chất tham gia còn nhiều
c) Thời điểm kết thúc phản ứng, đồ thị có dạng gần như là đường nằm ngang
d) Có \(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {V_{S{O_2}}}}}{{\Delta t}}\)
- Từ 0 - 10 giây có \(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{(12,5 - 0,0)}}{{(10 - 0)}} = 1,25(mL/s)\)
- Từ 10 - 20 giây có \(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{(20,0 - 12,5)}}{{(20 - 10)}} = 0,75(mL/s)\)
- Từ 20 - 40 giây \(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{(31,0 - 20,0)}}{{(40 - 20)}} = 0,55(mL/s)\)
Vận dụng 19.27
Đề bài: Xét phản ứng sau:
2ClO2 + 2NaOH → NaClO3 + NaClO2 + H2O
Tốc độ phản ứng được viết như sau: \(v = k.C_{Cl{O_2}}^x.C_{NaOH}^y\)
Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau:
STT | Nồng độ ClO2 (M) | Nồng độ NaOH (M) | Tốc độ phản ứng (mol/(L.s)) |
1 | 0,01 | 0,01 | 2.10-4 |
2 | 0,02 | 0,01 | 8.10-4 |
3 | 0,01 | 0,02 | 4.10-4 |
Hãy tính x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng.
Phương pháp giải:
Thay số liệu vào biểu thức tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết:
- Dựa vào bảng số liệu ta có các phương trình sau:
+ \(k.0,{01^x}.0,{01^y} = {2.10^{ - 4}}\)
+ \(k.0,{02^x}.0,{01^y} = {8.10^{ - 4}}\)
+ \(k.0,{01^x}.0,{02^y} = {4.10^{ - 4}}\)
→ Giải hệ ba phương trình ba ẩn ta có: x = 2 và y = 1
Vận dụng 19.28
Hãy đề xuất một phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu tốc độ các phản ứng sau đây. Trong đó chỉ rõ: đại lượng nào em sẽ đo; đồ thị theo dõi sự thay đổi của đại lượng đó theo thời gian có dạng thế nào.
a) Phản ứng xảy ra trong dung dịch:
CH3CH2Br + H2O → CH3CH2OH + HBr
b) Phản ứng xảy ra trong pha khí:
2NO + Cl2 → 2NOCl
Lời giải chi tiết:
a) - Đại lượng đo: nồng độ HBr thay đổi theo thời gian
- Đồ thị có dạng:
b) - Đại lượng đo: tổng áp suất thay đổi theo thời gian
- Đồ thị có dạng:
Vận dụng 19.29
Thực hiện phản ứng 2ICl + H2 → I2 + 2HCl
Nồng độ đầu của ICl và H2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:
Cho biết các đường (a), (b), (c), (d) tương ứng với sự biến đổi nồng độ các chất nào trong phương trình phản ứng trên. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào độ cong và hướng của các đường thẳng để kết luận
- Đường cong đi lên → Chất sản phẩm
- Đường cong đi xuống → Chất tham gia
Lời giải chi tiết:
- Đường (a): nồng độ HCl (Vì lượng HCl tạo ra gấp đôi lượng I2)
- Đường (b): nồng độ I2
- Đường (c): nồng độ ICl (Vì lượng ICl phản ứng gấp đôi lượng H2)
- Đường (d): nồng độ H2
Vận dụng 19.30
Phosgen (COCl2) là một chất độc hoá học được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Phản ứng tổng hợp phosgen như sau: CO + Cl2 → COCl2.
Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: \(v = k.C_{CO}^{}.C_{C{l_2}}^{3/2}\)
Tốc độ phản ứng thay đổi như nào nếu:
a) Tăng nồng độ CO lên 2 lần.
b) Giảm nồng độ Cl2 xuống 4 lần.
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
aA + bB → cC + dD là \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
Lời giải chi tiết:
a) - Dựa theo biểu thức tốc độ tức thời ta có: \(v = k.C_{CO}^{}.C_{C{l_2}}^{3/2}\)
- Khi nồng độ CO tăng 2 lần ta có: \(v' = k.{(2.C_{CO}^{})^1}.C_{C{l_2}}^{3/2}\) " \(v' = 2v\)
→ Tốc độ phản ứng tăng 2 lần
b) - Dựa theo biểu thức tốc độ tức thời ta có: \(v = k.C_{CO}^{}.C_{C{l_2}}^{3/2}\)
- Khi nồng độ CO tăng 2 lần ta có: \(v' = k.C_{CO}^{}.{(\frac{1}{4}.C_{C{l_2}}^{})^{3/2}}\) " \(v' = \frac{1}{8}v\)
→ Tốc độ phản ứng giảm 8 lần
Vận dụng 19.31
Cho phản ứng hoá học sau:
Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)
a) Ở nhiệt độ phòng, đo được sau 1 phút có 7,5 mL khí hydrogen thoát ra. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo hydrogen.
b) Ở nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng là 3 mL/min. Hãy tính xem sau bao lâu thì thu được 7,5 mL khí hydrogen.
Phương pháp giải:
ựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB → cC + dD là
Lời giải chi tiết:
- Xét phản ứng: Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)
→ Tốc độ phản ứng trung bình là: \(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{{H_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{7,5}}{1} = 7,5(mL/\min )\)
b) - Thời gian để thu được 7,5 mL hydrogen là: \(\Delta t = \frac{{\Delta {C_{{H_2}}}}}{{\overline v }} = \frac{{7,5}}{3} = 2,5(\min )\)
Vận dụng 19.32
Khi nhiệt độ phòng là 25 °C, cho 10 g đá vôi (dạng viên) vào cốc đựng 100 g dung dịch HCl loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút.
Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35 °C. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
STT | Nhiệt độ (oC) | Khối lượng cốc (g) | |
Thời điểm đầu | Sau 1 phút | ||
1 | 25 | 235,40 | 235,13 |
2 | 35 | 235,78 | 235,21 |
a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.
b) Giả sử ban đầu cốc chứa dung dịch HCl và đá vôi có khối lượng 235,40 g. Thực hiện thí nghiệm ở 45 °C. Hỏi sau 1 phút, khối lượng cốc là bao nhiêu (Bỏ qua khối lượng nước bay hơi).
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu thức tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng
\(\gamma = \frac{{{V_{T + 10}}}}{{{V_T}}}\)
Trong đó:
+ VT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T
+ VT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10
Lời giải chi tiết:
a) Xét phương trình: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
x → x → x (mol)
- Tại thời điểm 25 oC
+ Có khối lượng cốc giảm = \({m_{C{O_2}}}\)= 44x = 235,40 - 235,13
→ x = \(6,{14.10^{ - 3}}\)mol " \({m_{CaC{O_3}\,pu}} = 6,{14.10^{ - 3}}.100 = 0,614\)gam
+ Tốc độ phản ứng ở 25 oC là \(\overline v = - \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {m_{CaC{O_3}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{0,614}}{1} = 0,614\)(g/min)
- Tại thời điểm 35 oC
+ Có khối lượng cốc giảm = \({m_{C{O_2}}}\)= 44x = 235,78 - 235,21
→ x = \(0,013\)mol -> \({m_{CaC{O_3}\,pu}} = 0,013.100 = 1,3\)gam
+ Tốc độ phản ứng ở 35 oC là \(\overline v = - \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {m_{CaC{O_3}}}}}{{\Delta t}} = \frac{{1,3}}{1} = 1,3\)(g/min)
- Hệ số nhiệt độ của phản ứng là \(\gamma = \frac{{{V_{35}}}}{{{V_{25}}}} = \frac{{1,3}}{{0,614}} = 2,12\)
b) - Hệ số nhiệt độ của phản ứng là \(\gamma = \frac{{{V_{45}}}}{{{V_{35}}}} = \frac{{{V_{45}}}}{{1,3}} = 2,12\)-> \({V_{45}} = 2,12.1,3 = 2,756\)(g/min)
→ \({m_{CaC{O_3}\,pu}} = 2,756\)gam -> x = \(0,02756\)mol
→ Khối lượng cốc giảm = \({m_{C{O_2}}}\)= 44.0,02756 = 1,21 gam
→ Khối lượng cốc sau 1 phút = 235,40 - 1,21 = 234,19 (gam)
Vận dụng 19.33
Có hai miếng iron có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối iron đặc (A), một miếng có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng iron vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hydrogen thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khi theo thời gian, thu được hai đô thị sau:
Cho biết đồ thị nào mô tả tốc độ thoát khi từ miếng sắt A, miếng sắt B. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
Lời giải chi tiết:
- Đồ thị (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt B vì thể tích khí thoát ra nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian so với đồ thị (1)
- Giải thích: Miếng sắt B có diện tích tiếp xúc lớn hơn -> Tốc độ thoát khí cao hơn
Vận dụng 19.34
Xúc tác có hiệu quả cao là xúc tác làm tăng nhanh tốc độ phản ứng. Hai chất MnO2 và Fe2O3 đều có khả năng xúc tác cho phản ứng phân huỷ H2O2. Đo nồng độ H2O2 theo thời gian, thu được đồ thị sau:
Cho biết xúc tác nào có hiệu quả hơn. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
- Dựa vào đồ thị ta thấy, chất xúc tác MnO2 trong cùng 1 khoảng thời gian khiến cho nồng độ H2O2 giảm xuống nhiều hơn so với chất xúc tác Fe2O3 → Phản ứng diễn ra nhanh hơn → MnO2 là chất xúc tác hiệu quả hơn
Vận dụng 19.35
Khí oxygen và hydrogen có thể cùng tồn tại trong một bình kín ở điều kiện bình thường mà không nguy hiểm. Nhưng khi có tia lửa điện hoặc một ít bột kim loại được thêm vào bình thì lập tức có phản ứng mãnh liệt xảy ra và có thể gây nổ.
a) Tia lửa điện có phải chất xúc tác không? Giải thích.
b) Bột kim loại có phải chất xúc tác không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng:
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc
Lời giải chi tiết:
a) Tia lửa điện không phải chất xúc tác vì chỉ cung cấp năng lượng để H2 và O2 có năng lượng cao hơn mức năng lượng hoạt hóa → phản ứng xảy ra (không làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng)
b) Bột kim loại là chất xúc tác vì giúp làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng → phản ứng xảy ra
Unit 6: Eco-tourism
Chuyên đề 3. Ba đường conic và ứng dụng
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
Nghị luận văn học
Dưới bóng hoàng lan
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10