Bài 14: Phân loại thế giới sống
Bài 15: Khóa lưỡng phân
Bài 16: Virus và vi khuẩn
Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Bài 18: Đa dạng nấm
Bài 19: Đa dạng thực vật
Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật
Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
Bài 24: Đa dạng sinh học
Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Bài tập Chủ đề 8
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên trái đất.
Phương pháp giải:
Lý thuyết vai trò của nấm.
Lời giải chi tiết:
Nấm có thể làm sạch đất, nước và không khí ô nhiễm vì:
Nấm có khả năng phân hủy xác động vật, thực vật, giảm ô nhiễm do xác sinh vật gây ra.
Một số nấm ăn có chứa enzym với khả năng oxy hóa làm giảm ô nhiễm. Trong đó, nấm Sò (Pleurotus sp.), nấm Đảm (Pycnoporus sanguineus) và nấm Vân chi (Maximum Trametes) cho hiệu quả thanh lọc dược phẩm cao nhất.
Câu 2
Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng bệnh đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách thức lây truyền của nấm để đưa ra cách phòng bệnh.
Lời giải chi tiết:
Một số bệnh do nấm gây ra:
- Bệnh hắc lào, bệnh lang ben là các bệnh da liễu do nấm gây ra ở người. Cách phòng chữa bệnh:
+ Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như đảm bảo môi trường sống không bị ô nhiễm.
+ Đảm bảo da luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt quá lâu.
+ Hạn chế việc mặc chung quần áo, sử dụng đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh hắc lào.
+ Không mặc đồ ẩm ướt, những bộ đồ bó sát gây khó chịu khiến mồ hôi tích tụ, không thoát ra được.
+ Nên chọn những bộ đồ nội y hoặc những đôi tất có khả năng thoáng khí cao.
- Nấm gây bệnh nấm da ở mèo:
+ Hạn chế tiếp xúc giữa các con vật với nhau.
+ Chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
+ Bôi thuốc kịp thời.
+ Không để mèo liếm vùng bị nấm.
- Bệnh đạo ôn lúa:
Để chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất lúa, bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để kịp thời phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn.
- Bón phân cân đối NPK, không nên bón đạm tập trung vào trước thời kỳ cuối đẻ nhánh, làm đòng và trước, sau trỗ. Khi cây lúa bị bệnh, tuyệt đối không bón đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.
- Giữ mực nước đầy đủ trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước từng giai đoạn của cây lúa, tránh để ruộng khô hạn khi có bệnh xảy ra.
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa chét, làm sạch cỏ bờ… hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan sang vụ sau.
- Có thể sử dụng một trong các thuốc đặc trị bệnh đạo ôn.
Câu 3
Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng.
Phương pháp giải:
Điều kiện để nấm phát triển thuận lợi.
Lời giải chi tiết:
Các loại bánh mì, hoa quả để ở nhiệt độ phòng thường dễ bị mốc hơn do bánh mì dễ hút ẩm và hoa quả cũng có chứa lượng nước lớn nên độ ẩm trong bánh mì, hoa quả cao hơn. Đồng thời hai loại thực phẩm này được hạn chế sử dụng chất bảo quản. Do đó trở thành môi trường thuận lợi về độ ẩm và dinh dưỡng cho sự phát triển của nấm.
Bài 8: Văn bản nghị luận
Đề kiểm tra 15 phút
Chủ đề 8. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
Chủ đề 9. Chào mùa hè
Chủ đề E. Ứng dụng tin học
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6