Trả lời câu hỏi thảo luận 4 - Mục 1 trang 200

1. Nội dung câu hỏi:

Cho ví dụ chứng minh sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật (thực vật, động vật) bằng cách hoàn thành Bảng 45.1.

2. Phương pháp giải:

Lập bảng

 

3. Lời giải chi tiết:

Nhân tố

Ảnh hưởng

Ví dụ

Ánh sáng

Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các loài sinh vật, điều khiển nhịp sinh học của sinh vật, ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong tế bào và hoạt động sinh lí của cơ thể.

- Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên. 

- Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc.

Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố, hình thái, quá trình trao đổi chất của sinh vật. Hầu hết các loài sinh vật có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 50oC, nếu nhiệt độ môi trường nằm ngoài giới hạn này thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật sẽ bị ngừng trệ và sinh vật sẽ chết.

- Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày nhằm hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

- Gấu sống ở vùng Bắc Cực có bộ lông dày và lớp mỡ dày giúp giữ ấm trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Nước

Nước là thành phần chủ yếu của tế bào, là môi trường và nguyên liệu của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, tham gia điều hòa nhiệt độ môi trường và cơ thể. Do đó, nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và có vai trò quan trọng trong đời sống của các loài sinh vật.

- Nếu thiếu nước, các quá trình sống trong cơ thể sinh vật sẽ bị rối loạn, thậm chí là chết.

- Sa mạc có số lượng loài thực vật và động vật rất ít.

Độ ẩm

Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quyết định sự phân bố của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, độ ẩm còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của cơ thể (thoát hơi nước,…); qua đó, tác động đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.

- Độ ẩm cao giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tích tiếp xúc với đất làm cho quá trình hút nước và chất khoáng được tăng cường.

- Giun đất thường sống tập trung ở những nơi đất ẩm ướt, có độ ẩm cao.

Nhân tố sinh thái hữu sinh

Tạo nên các mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các cá thể cùng loài hoặc giữa các sinh vật với nhau, đảm bảo sự tồn tại của sinh vật và cân bằng tự nhiên. 

- Các con ngựa vằn sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ các con già yếu và các con non khỏi bị kẻ thù tấn công.

- Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa, nên khi cọ dại phát triển thì năng suất lúa giảm.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved