Xung đột Nam - Bắc triều
Lời giải ý 1 - Mục II
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc triều.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục II SGK trang 21.
3. Lời giải chi tiết
+ Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. Năm 1533, Nguyễn Kim - một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc, đưa Lê Duy Ninh - con
của Lê Chiêu Tông lên ngôi vua (Lê Trang Tông).
+ Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực, đặt dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều).
=> Mâu thuẫn Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.
Lời giải ý 2 - Mục II
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục II SGK trang 21.
3. Lời giải chi tiết
+ Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.
+ Tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh - Nguyễn sau đó.
Câu hỏi tự luyện Tiếng Anh lớp 8 cũ
Chủ đề 2. Một số hợp chất vô cơ. Thang pH
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Chương 5. Thiết kế kĩ thuật
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8