Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết:
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.103, 104).
3. Lời giải chi tiết
a) Địa hình và đất đai
♦ Địa hình của Liên bang Nga rất đa dạng, có hướng thấp dần từ đông sang tây. Sông I-ê-nít-xây phân chia lãnh thổ Liên bang Nga làm 2 phần: phía tây là đồng bằng, phía đông là núi và cao nguyên.
- Phía tây gồm 2 đồng bằng được ngăn cách bởi dãy U-ran:
+ Đồng bằng Đông Âu: gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.
+ Đồng bằng Tây Xi-bia: là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới - loại đất thích hợp để trồng trọt.
+ Dãy núi U-ran: là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1000 m, nằm ở vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.
- Phía đông là vùng núi và cao nguyên Trung Xi-bia với địa hình phức tạp, có các dãy núi cao ở phía đông và nam như dãy Véc-khôi-an, dãy Xai-an...
b) Khí hậu
- Liên bang Nga chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa giữa các miền.
+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa nhưng phía tây ôn hoà hơn phía đông;
+ Vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm;
+ Ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa;
+ Một bộ phận lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt.
c) Sông, hồ
- Sông:
+ Lãnh thổ Liên bang Nga có nhiều sông lớn, như: sông Von-ga, sông Ô-bi, sông Lê-na, sông l-ê-nít-xây,... Phần lớn các con sông tập trung ở phía đông dãy U-ran, có hướng chảy chủ yếu từ nam lên bắc và đổ vào Bắc Băng Dương.
+ Hầu hết các sông của Liên bang Nga đều bị đóng băng vào mùa đông, làm cho giao thông đường sông ít phát triển.
- Liên bang Nga có nhiều hồ lớn, trong đó, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới với độ sâu hơn 1700 m.
d) Sinh vật
- Rừng tai-ga chiếm gần 1/2 diện tích đất nước, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, sơn dương, gấu, cú, đại bàng.... và đặc biệt là thủ có lông quý.
e) Khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều loại như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, thiếc, bô-xít, kim cương. Trong đó, nhiều khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới.
g) Biển
- Liên bang Nga có nhiều biển lớn thuộc Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương như: biển Ba-ren, biển Ca-ra, biển Láp-tép, biển Ô-khốt,...
- Vùng biển và thềm lục địa còn có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết:
- Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế xã hội của Liên bang Nga.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.103, 104).
3. Lời giải chi tiết
- Địa hình và đất đai:
+ Phía Đông là nơi tập trung nhiều khoáng sản và rừng, tuy không thuận lợi cho cư trú của con người và sản xuất nông nghiệp nhưng có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp.
+ Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ lớn trên 200 triệu ha. Đất đen có độ phì nhiêu cao nhưng chỉ chiếm 6,4% diện tích đất nông nghiệp, trong khi gần 40% diện tích lãnh thổ nằm dưới lớp băng tuyết, không thuận lợi cho canh tác.
- Khí hậu: Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và sản xuất.
- Sông, hồ: có giá trị về nhiều mặt như thuỷ điện, tưới tiêu, du lịch,.. trong đó, trữ năng thuỷ điện của Liên bang Nga đứng hàng đầu thế giới.
- Sinh vật: có vùng thảo nguyên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi.
- Khoáng sản: sự giàu có về khoáng sản là nguồn lực tự nhiên quan trọng giúp Liên bang Nga phát triển công nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.
- Biển: giàu tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải, xây dựng các cảng biển.
Unit 4: The Body
Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Chương VII. Ô tô
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11
B
SGK Địa lí Lớp 11
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11