Trường hợp
Do có sự khác nhau về cách hiểu, cách thực hiện nội dung lao động tại Công ty C nên giữa Công đoàn cơ sở và Ban Giám đốc công ty đã phát sinh tranh chấp lao động. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, các bên đã tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, thoả thuận và thống nhất cách hiểu những nội dung còn mâu thuẫn trong nội quy lao động.
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi:
Cho biết các loại tranh chấp lao động và các yếu tố phải tôn trọng khi giải quyết tranh chấp lao động.
2. Phương pháp giải:
Đọc các thông tin trong sách giáo khoa, trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết:
- Các loại tranh chấp lao động:
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
- Các yếu tố phải tôn trọng khi giải quyết tranh chấp lao động:
+ Quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên.
+ Quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội.
+ Các quy định của pháp luật lao động.
+ Sự công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi:
Cho biết việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên dựa theo nguyên tắc nào.
2. Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết:
Việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên dựa theo nguyên tắc: coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Chuyên đề 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Chuyên đề 1: Phép biến hình trong mặt phẳng
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều