Đề bài
1. Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22-6.
Hình 7.4 Nửa sáng – tối của Trái Đất vào ngày 22-6
2. Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.
Hình 7.5. Độ dài ban ngày ở các vĩ độ khác nhau vào ngày 22-06
Phương pháp giải - Xem chi tiết
1. Quan sát hình 7.4, kết hợp với nội dung trong SGK
2. Quan sát hình 7.5, vận dụng kiến thức trong SGK về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
Lời giải chi tiết
1. Độ dài ngày đêm ở 2 chí tuyến ngày 22-6
- Chí tuyến Bắc: Có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm.
- Chí tuyến Nam: Có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất trong năm.
2. Độ dài ngày - đêm trên Trái Đất
- Ngày 22-6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời => mùa nóng. Độ dài ban ngày của các vĩ độ:
+ Xích đạo: 12 giờ.
+ 20oB: 13 giờ 13 phút.
+ 30oB: 13 giờ 56 phút.
+ 60oB: 18 giờ 30 phút.
+ Vòng cực Bắc đến cực Bắc: 24 giờ.
=> Càng xa Xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn.
- Ngày 22-6, bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời => mùa lạnh. Độ dài ban ngày của các vĩ độ:
+ Xích đạo: 12 giờ.
+ 20oN: 10 giờ 46 phút.
+ 30oN: 10 giờ 5 phút.
+ 60oN: 5 giờ 40 phút.
+ Vòng cực Nam đến cực Nam: 0 giờ.
=> Càng xa Xích đạo, vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.
Chủ đề 5. Nét đẹp mùa xuân
GIẢI LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn
Chủ đề 1. Tập hợp
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6