Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
ĐẶNG VĂN NGỮ – NHÀ KHOA HỌC LỚN
Bác sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu Kí sinh trùng học Đặng Văn Ngữ sinh năm 1910 tại Huế (Thừa Thiên – Huế), mất năm 1967 tại chiến trường khu V. Trước Cách mạng tháng Tám, khi đang học ở Đại học Y khoa Hà Nội, ông được cử sang Nhật nghiên cứu thêm ở Viện Vi trùng – Kí sinh trùng tại thủ đô Tô-ky-ô.
Năm 1949, theo tiếng gọi của Tổ quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông về nước tham gia kháng chiến. Trong phòng thí nghiệm đơn sơ bằng tre, nứa, lá giữa núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh, nước lọc pê-ni-xi-lin chế từ giống nấm ông đem từ Nhật về, phục vụ kịp thời cho thương, bệnh binh trên các chiến trường, nhất là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, "cơm không đủ no, áo không đủ mặc"
nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được "nước lọc pê-ni-xi-lin” của ông có ý nghĩa đặc biệt lớn. Chính những liều thuốc pê-ni-xi-lin này của ông sau đó đã có mặt khắp các chiến trường giúp làm lành vết thương của chiến sĩ và đồng bảo ta, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – NXB Giáo dục, 2005, in 356, 357)
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy cho biết những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo? Những việc làm đó mang lại kết quả gì?
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo của Giáo sư Đặng Văn Ngữ:
+ Giáo sư Đặng Văn Ngữ luôn hăng say học tập và làm việc.
+ Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tại phòng thí nghiệm đơn sơ bằng tre, nứa, lá giữa núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh, nước lọc pê-ni-xi-lin từ giống nấm ông đem từ Nhật về.
- Việc sản xuất được “nước lọc pê-ni-xi-lin” của Giáo sư Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn:
+ Chính những liều thuốc pê-ni-xi-lin này của ông sau đó đã có mặt khắp các chiến trường giúp làm lành vết thương của chiến sĩ và đồng bào ta.
+ Góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động:
- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.
Bài 7
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8