Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy cho biết quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được quy định như thế nào trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự.
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin và cho biết quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được quy định như thế nào trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự.
3. Lời giải chi tiết
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự:
- Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản
- Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án
- Điều 17 Luật Tố tụng hành chính năm 2015:
1. Trong tố tụng hành chính, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.
2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính trước Tòa án.
3. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021): Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc trường hợp và cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Giải thích.
3. Lời giải chi tiết
Việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân, vì Nhà nước đã thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, tạo điều kiện để bà A và bà B thực hiện sự bình đẳng về quyền của mình.
Nghị luận văn học lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 11
Review Unit 7
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều