1. Đọc hiểu văn bản: Tác gia Nguyễn Du
2. Đọc hiểu văn bản: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Đọc hiểu văn bản: Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh - Nguyễn Du)
4. Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm văn học
7. Củng cố, mở rộng trang 28
8. Thực hành đọc: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
9. Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen - Nguyễn Du)
1. Đọc hiểu văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2. Đọc hiểu văn bản: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."
3. Đọc hiểu văn bản: Cà Mau quê xứ
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
6. Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 59
8. Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng
1. Đọc hiểu văn bản: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)
2. Đọc hiểu văn bản: Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai - Ri-sát Oát-xơn - Richard Watson)
3. Đọc hiểu văn bản: Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)
4. Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
6. Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 88
8. Thực hành đọc: Ca nhạc ở Miệt Vườn (Trích Văn minh Miệt Vườn - Sơn Nam)
1. Đọc hiểu văn bản: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
2. Đọc hiểu văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
3. Đọc hiểu văn bản: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy - An-be Anh-xtanh - Albert Einstein)
4. Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
7. Củng cố, mở rộng trang 119
8. Thực hành đọc: "Làm việc" cũng là "làm người"!
Lời giải phần a
Nội dung câu hỏi:
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):
a.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích và kết hợp với phần lí thuyết của biện pháp tu từ đối để xác định và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
a. Phép đối:
"Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"
- Phân tích: Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận:
"Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"
+ "Kẻ thiên tài" đã mang theo hình bóng "người quốc sắc" trở về nhà. Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cành tơ liễu và bóng chiều thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử.
- Tác dụng: gợi sự phong phú về ý nghĩa, gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa cho sự vật.
Lời giải phần b
Nội dung câu hỏi:
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):
b.
Một mình nương ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu:
" Phận dầu dầu vậy cũng dầu
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khút cho người dở dang."
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích và kết hợp với phần lí thuyết của biện pháp tu từ đối để xác định và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
b. Phép đối: Phận dầu dầu vậy cũng dầu.
- Phân tích: số phận ra sao cũng đành chịu không một lời oán thán gì nhưng trong câu này nhắc đi nhắc lại ba lần chữ dầu nhấn mạnh thái độ thụ động hoàn toàn của Kiều trước số mệnh, không còn một sức phản ứng nào.
- Ý nghĩa: nhấn mạnh sự lực bất tòng tâm của Thúy Kiều.
Lời giải phần c
Nội dung câu hỏi:
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):
c.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích và kết hợp với phần lí thuyết của biện pháp tu từ đối để xác định và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
c. Phép đối:
“Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”.
- Phân tích: Đây là cảm nhận của Kiều về cảnh ngộ và số phận hai người. Cả hai đều cô đơn và nhỏ bé như nhau thấm thía một cảm giác lẻ loi bất lực: người về thì “chiếc bóng” kẻ đi xa thì “một mình” người thì “năm canh” vò võ thao thức kẻ thì “muôn dặm… xa xôi”. Lứa đôi ở hai phía chân trời cách trở. Kiều vừa thương mình vừa thương kẻ đi xa buồn tủi cho thân phận. Cấu trúc câu thơ rất đặc sắc được thể hiện ở cách sử dụng các số từ đặt trong thế đối lập tương phản: “chiếc” với “năm” “muôn” với “một” đã làm nổi bật nỗi buồn thao thức đơn chiếc lẻ bóng của nàng Kiều… là vô cùng vô tận.
- Ý nghĩa: nhấn mạnh tâm trạng của Kiều và số phận lênh đênh trôi nổi của nàng.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Unit 5: Challenges
CLIL
Chuyên đề 3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11