Đề 1
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?
A. Cây khế
B. Thánh Gióng
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Ai ơi mồng 9 tháng 4
Câu 2. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?
A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên
B. Đấu tranh chống xâm lược
C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội
D. Đấu tranh giữa thiện và ác
Câu 3. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống trả?
A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi
B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời
C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh
D. Sơn Tinh bỏ chạy
Câu 4. Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em?
A. Con bò
B. Con hươu
C. Con chim
D. Con gà
Câu 5. Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân?
A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống
B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động
C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?
A. Dựng nước
B. Đấu tranh chống thiên tai
C. Giữ nước
D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
C. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
D. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
Câu 8. Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì?
A. Đem quân ra đánh kẻ thù
B. Đem đàn ra gảy
C. Đầu hàng kẻ thù
D. Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù
Câu 9. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
A. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
C. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
D. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
Câu 10. Thuyết minh là gì?
A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật
B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó
C. Trình bày diễn biến một vụ việc
D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó
Câu 11. Đâu không phải lưu ý khi tập luyện kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật?
A. Lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ, …)
B. Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại
C. Kể với giọng của người kể chuyện: khách quan, biết tuốt
D. Nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ)
Câu 12. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, ...) mà em đã tìm hiểu, quan sát hoác trực tiếp tham gia.
Đề 2
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì?
A. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình
B. Phải biết đề cao cảnh giác
C. Đề cao lòng nhân ái của con người
D. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành
Câu 2. Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tình và độc đáo được, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! kết thúc bằng một câu hỏi, điều này có tác dụng gì?
A. Đồng tình với câu nói của các bà mẹ
B. Thắc mắc và chưa tìm ra câu trả lời
C. Tạo sự đối thoại với người đọc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Trong văn bản Bài tập làm văn, tại sao ông Blê-đúc và bố lại xảy ra mâu thuẫn?
A. Vì bố không chơi cờ với ông Blê-đúc
B. Vì bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la
C. Vì bố đuổi ông Blê-đúc ra khỏi nhà
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là gì?
A. Cười chê
B. Bất ngờ
C. Chế giễu
D. Nể phục
Câu 6. Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 7. Trong văn bản Vua chích chòe, vua chích chòe vì bị từ chối nên bắt công chúa phải làm những công việc cực khổ để trả thù, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Trong văn bản Xem người ta kìa! , tác giả khẳng định bản thân luôn cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với người khác, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 9. Em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?
Chọn đáp án không đúng.
A. Thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị – Tìm ý, lập dàn ý – Viết bài – Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
B. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí
C. Viết bài văn càng dài càng đạt yêu cầu
D. Đưa ra bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình
Câu 10. Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?
A. Đọc sách, báo
B. Tìm hiểu các trang web
C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?
A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 12. Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?
A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… (Thạch Lam)
C. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
D. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trọng Phụng)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) thuật lại vắn tắt điễn biến của một lễ hội hoặc sự kiện văn hoá mà em từng tham gia hoặc được xem qua truyền hình.
Đề 3
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Trong văn bản Hai loại khác biệt, đâu không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?
A. Mặc quần áo quái lạ
B. Để kiểu tóc kì quặc
C. Nhào lộn trong phòng ăn trưa
D. Tụ tập chơi nhạc cụ
Câu 2. Hai loại khác biệt được trích từ đâu?
A. Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh
B. Tạp chí sông Lam
C. Văn học và cuộc sống
D. Văn học trong nhà trường
Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 4. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?
A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục
B. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
C. Lời văn giàu hình ảnh
D. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục
Câu 5. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Tương thân tương ái
B. Yêu nước
C. Đoàn kết
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?
A. Thánh Gióng
B. Ai ơi mồng 9 tháng 4
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Chuyện cổ nước mình
Câu 7. Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?
A. Cảnh Thánh Gióng chào đời
B. Cảnh Thánh Gióng lớn lên
C. Cảnh Thánh Gióng đánh giặc
D. Cảnh Thánh Gióng bay về trời
Câu 8. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
A. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
B. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
C. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
Câu 9. Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?
A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng
B. Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng
C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện
D. Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.
Câu 10. Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?
A. Nhận xét về ngoại hình các nhân vật
B. Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện
C. Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện
D. Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện
Câu 11. Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?
A. Một phần
B. Hai phần
C. Ba phần
D. Bốn phần
Câu 12. Xác định nội dung chính của đoạn văn sau?
Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
(Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)
A. Giới thiệu về lễ hội Gióng
B. Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ
C. Ý nghĩa của lễ hội Gióng
D. Đáp án khác
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.
Đề 4
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. “Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ?
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […].
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
Câu 4. Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu) biểu thị điều gì?
A. Mục đích thục hiện hành động được nói đến trong câu
B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 5. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân trong lao động?
A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên
B. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi
C. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên
D. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên
Câu 6. Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?
A. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn
B. Nêu vấn đề bằng lời kể
C. Không có gì đặc biệt
D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác
Câu 7. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu?
A. Hùng Vương kén rể
B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không
Câu 8. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta
B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ
C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ
D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh
Câu 9. Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?
A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ
C. Phê phán thói phá hại môi trường
D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta
Câu 10. Nội dung chính của truyện Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai em nhà nọ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 11. Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?
A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng
C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua
Câu 12. Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?
A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo
B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân
C. Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích
D. Tất cả đáp án trên
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế.
Đề 5
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói: “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai?
A. Người ông
B. Người bà
C. Người mẹ
D. Người bạn
Câu 2. Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vua chích chòe là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 4. Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là gì?
A. Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người
B. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người
C. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người
D. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người
Câu 5. Văn bản Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại?
A. Tiểu thuyết
B. Hồi ký
C. Truyện ngắn
D. Kịch
Câu 6. Văn bản Xem người ta kìa! thuộc thể loại?
A. Kịch
B. Hồi ký
C. Tiểu thuyết
D. Văn bản nghị luận
Câu 7. Ai là nhân vật trải qua những thử thách trong truyện Vua chích chòe?
A. Vua
B. Công chúa
C. Vua chích chòe
D. Chim chích chòe
Câu 8. Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là gì?
A. Miêu tả người bạn thân nhất của em
B. Miêu tả bố em
C. Miêu tả người em yêu quý
D. Kể về gia đình em
Câu 9. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?
A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Ngụ ngôn
D. Truyện cười
Câu 11. Mục đích của bài tập giáo viên gio trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?
A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn
C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết
D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn
Câu 12. Vua chích chòe là văn bản kể về?
A. Nguồn gốc xuất hiện chim chích chòe
B. Chuyện thần kỳ về chim chích chòe
C. Cuộc sống của một ông vua hóa thành chích chòe
D. Sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện Cây khế và kể lại câu chuyện.
BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
Unit 9. Cities of the World
Unit 10: Cities around the world
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
Unit 7: The time machine
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6