Đề bài
Dựa vào thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy giới thiệu bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó.Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu là một điển hình:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả.
Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).
Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.
Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.
Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 tức là tiếng “lưu” vần với các chữ khác “tù” “châu” “thù” “đâu”, và được làm theo lối “độc vận”, có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.
Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:
“Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu”
Và ở năm, câu sáu:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, tiếng thứ hai là từ “là” thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.
Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm “Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh”. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm “là” – “kiệt” – “phong” (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm “nhiêu” – “hiểm” – “gì” (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: “mỏi”- “thì”- “ở” (T-B-T) niêm với các tiếng ở câu 3: “khách”- “nhà” – “bốn” (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.
Cả bài thơ đều được làm theo thể 4/3 chắc nịch nhằm bộc lộ được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường bất khuất và tư thế ngạo nghễ của người tù cách mạng.
Tóm lại, cả bài thơ được tuân thủ chặt chẽ theo những qui định của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Điều đó vừa thể hiện được tài năng thơ ca của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trên đường bôn ba cứu nước, vừa bộc lộ chí khí anh hùng của một bậc chính nhân quân tử giữa cuộc trường chinh tìm đường giải phóng quê hương.
Lời giải chi tiết
Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu là một điển hình:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả.
Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).
Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.
Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.
Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 tức là tiếng “lưu” vần với các chữ khác “tù” “châu” “thù” “đâu”, và được làm theo lối “độc vận”, có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.
Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:
“Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu”
Và ở năm, câu sáu:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, tiếng thứ hai là từ “là” thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.
Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm “Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh”. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm “là” – “kiệt” – “phong” (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm “nhiêu” – “hiểm” – “gì” (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: “mỏi”- “thì”- “ở” (T-B-T) niêm với các tiếng ở câu 3: “khách”- “nhà” – “bốn” (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.
Cả bài thơ đều được làm theo thể 4/3 chắc nịch nhằm bộc lộ được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường bất khuất và tư thế ngạo nghễ của người tù cách mạng.
Tóm lại, cả bài thơ được tuân thủ chặt chẽ theo những qui định của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Điều đó vừa thể hiện được tài năng thơ ca của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trên đường bôn ba cứu nước, vừa bộc lộ chí khí anh hùng của một bậc chính nhân quân tử giữa cuộc trường chinh tìm đường giải phóng quê hương.
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Tải 10 đề thi giữa kì 2 Văn 8
Bài 8
CHƯƠNG 8. DA
Unit 11: Science and technology
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8