Bài 5: Sự đa dạng của chất
I. Chất ở xung quanh ta
- Xung quanh em có rất nhiều vật thể khác nhau:
+ Vật thể rất lớn: Mặt Trăng, Mặt Trời, các ngôi sao…
+ Vật thể rất nhỏ (mắt thường không thể thấy): vi khuẩn, virus…
+ Vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên): đất, nước, cỏ, cây…
+ Vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo): quần áo, sách vở, nhà cửa…
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên: cái cốc làm bằng thủy tinh
+ Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên: trong hạt gạo chứa một số chất như tinh bột, chất đạm
+ Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau như: như đồng có trong dây điện, pho tượng…
II. Ba thể của chất và đặc điểm của chúng
1. Thể rắn (solid, kí hiệu là s)
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn có thể gọi là chất rắn.
Đặc điểm:
- Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
- Các hạt liên kết chặt chẽ.
- Rất khó bị nén.
2. Thể lỏng (liquid, kỉ hiệu là l)
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể lỏng có thể gọi là chất lỏng.
Đặc điểm:
- Có khối lượng và thể tích xác định.
- Hình dạng không xác định.
- Các hạt liên kết với nhau không chặt chẽ.
- Khó bị nén.
3. Thể khí hay hơi (gas, kí hiệu là g)
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể khí có thể gọi là chất khí.
Đặc điểm:
- Có khối lượng xác định.
- Hình dạng và thể tích không xác định.
- Các hạt chuyển động tự do.
- Dễ bị nén.
Sơ đồ tư duy: Sự đa dạng của chất
Chương 6: Phân số
Chủ đề 6. Tập làm chủ gia đình
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN
Unit 9: Houses in the Future
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6