Steam - Mô hình máy lọc nước
I. Mục tiêu
- Làm thành công mô hình máy lọc nước
- Chỉ ra nguyên lí của máy lọc nước
- Phân biệt được các phương pháp tách chất: cô cạn, lọc, chiết
II. Chuẩn bị
1. Nguyên liệu
- Than hoạt tính
- Cát đã rửa sạch
- Sỏi nhỏ đã rửa sạch
- Nước chứa nhiều cặn bẩn
- Giấy xé nhỏ
2. Dụng cụ
- 1 chai nhựa cắt phần trên
- 1 chai nhựa cắt đáy và nắp chai đục lỗ
- Thìa
III. Tiến hành
Bước 1: Cho nắm giấy xé nhỏ vào miệng chai bị cắt đáy và đóng nắp lại.
Bước 2: Nắp cột lọc nước. Đặt 2 chai nhựa đã chuẩn bị sao cho miệng chai nhựa cắt đáy úp vào chai bị nhựa cắt phần trên
Bước 3: Chuẩn bị cột lọc nước. Cho từng lớp vào theo thứ tự:
+ Cát
+ Than hoạt tính
+ Cát
+ Sỏi nhỏ
Bước 4: Đổ nước bẩn vào
IV. Thu hoạch
- Nước bẩn len lỏi qua các kẽ hở và chảy xuống dưới
- Nước thu được ở đáy chai trong hơn nhiều so với nước bẩn ban đầu
V. Giải thích
- Chất bẩn trong nước có các kích thước khác nhau. Chất bẩn có kích thước lớn sẽ được lớp sỏi giữ lại
- Tiếp đó là tầng lọc: cát, than hoạt tính, giấy xé nhỏ giữ lại chất bẩn có kích thước nhỏ hơn nên sẽ làm giọt nước sạch hơn
=> Giấy xé nhỏ, cát, than hoạt tính, sỏi tạo thành nhiều hàng rào không cho chất bẩn đi qua giúp ta thu được nước sạch hơn.
- Giấy xé nhỏ, cát, than hoạt tính, sỏi là những vật liệu trơ, không gây phản ứng, dễ tìm, giá thành rẻ nên được sử dụng nhiều để lọc nước
Chủ đề 5. KIỂM SOÁT CHI TIÊU
Chủ đề 7. Em với thiên nhiên và môi trường
CHƯƠNG 3 - TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
BÀI 2
Chủ đề 7. TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6