I. SINH SẢN HỮU TÍNH
Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn bội tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Ở hầu hết các loài quá trình sinh sản đều trải qua 3 giai đoạn:
1. Hình thành giao tử (tinh trùng và trứng)
+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng
+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng
2. Thụ tinh
+ Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)
Ở động vật có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngoài (xảy ra trong môi trường nước) và thụ tinh trong (xảy ra trong cơ quan sinh sản).
Thụ tinh ngoài
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.
Thụ tinh trong
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.
3. Phát triển phôi thai
Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai
III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN
Đẻ trứng: Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.
Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.
Trứng có thể phát triển thành phôi, con non nhờ noãn hoàng (một số loài cá, bò sát) hoặc trứng phát triển thành phôi, phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).
Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.
IV. CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ TRONG SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
+ Cơ thể:
Cơ quan sinh sản chưa phân hoá → phân hoá.
Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính.
+ Hình thức thụ tinh:
Tự thụ tinh → thụ tinh chéo.
Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
+ Hình thức sinh sản:
Đẻ trứng → đẻ con.
Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ → Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.
Sơ đồ tư duy Sinh sản hữu tính ở động vật:
ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH - TOÁN 11 NÂNG CAO
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Unit 4: Volunteer Work - Công việc tình nguyện
Chủ đề 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11