Dạng 1
Dạng 1
Lý thuyết chung về oxit
* Một lưu ý cần nhớ:
1.Định nghĩa : Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
2. Phân loại : oxit gồm hai loại chính : Oxit bazơ và oxit axit.
3. Công thức cấu tạo và cách gọi tên :
Công thức MxOy ; mối quan hệ hóa trị II . y = n . x
Tên oxit : tên nguyên tố + oxit.
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Oxit bắt buộc phải có nguyên tố nào?
A. Oxi
B. Halogen
C. Hidro
D. Lưu huỳnh
Hướng dẫn giải chi tiết:
Oxit bắt buộc phải có nguyên tố oxi. Vì theo định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Đáp án A
Ví dụ 2: Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?
A. Sắt oxit.
B. Sắt (II) oxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt từ oxit.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III
=> Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit
Đáp án C
Ví dụ 3: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?
A. K2O
B. H2S.
C. CuSO4.
D. Mg(OH)2.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Trong các hợp chất sau, hợp chất thuộc loại oxit là: K2O
Đáp án A
Dạng 2
Dạng 2
Bài tập tìm công thức phân tử của oxit
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Một oxit đồng có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 2 phần khối lượng oxi. Công thức của oxit đó là
Hướng dẫn giải chi tiết:
Gọi công thức của oxit là CuxOy.
Xét 1 mol oxit ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}{m_{Cu}} = 64x\\{m_O} = 16y\end{array} \right.(g)\)
Oxit đồng có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 2 phần khối lượng oxi
⟹ \(\dfrac{{{m_{Cu}}}}{{{m_O}}} = \dfrac{{64x}}{{16y}} = \dfrac{8}{2} \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{1}\)
Vậy công thức của oxit đồng là CuO.
Ví dụ 2: Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nP = 0,44 mol.
Áp dụng ĐLBTKL ⟹ mP + moxi = moxit
⟹ moxi = moxit – mP = 31,24 – 13,64 = 17,6 gam
⟹ \({n_{{O_2}}} = 0,55\)mol
Gọi CT là PxOy.
ta có \(\dfrac{{{n_P}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,44}}{{0,55}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{5} = \dfrac{x}{y}\)
Vậy công thức của oxit sắt là P2O5 có tên gọi là điphotpho pentaoxit.
Ví dụ 3: Một hợp chất được tạo thành từ 19,2 gam Cu và 2,4 gam oxi. Công thức của hợp chất là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nCu = 0,3 mol ; \({n_{{O_2}}} = 0,075\) mol
Gọi công thức hợp chất là CuxOy.
ta có \(\dfrac{{{n_{Cu}}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,3}}{{0,075}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{1} = \dfrac{x}{y}\)
Vậy công thức của hợp chất là Cu2O.
Unit 10: They’ve Found a Fossil
SBT Toán 8 - Cánh Diều tập 1
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Unit 5. Years ahead
Chủ đề 2. Tôi yêu Việt Nam