Dạng 1
Dạng 1
Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) : là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Quy tắc hóa trị Xét phân tử \(A_x^aB_y^b\)
Ta có : x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. chuyển thành tỉ lệ: \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{b}{a}= \dfrac{b'}{a'}\)
Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Hướng dẫn giải chi tiết:
H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là a.
Theo quy tắc hóa trị có: 3.I = 1.a => a = 3
Vậy nhóm (PO4) có hóa trị III
Đáp án C
Ví dụ 2: Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:
a, H2S
b, SiO2
Hướng dẫn giải chi tiết:
Áp dụng công thức: \(A_x^aB_y^b\)
Ta có : x. a = y. b
(H thường có hóa trị 1, O thường có hóa trị 2 )
a, Gọi hóa trị của S có trong hợp chất H2S là x
=> 2 .1 = 1 . x => x = 2
S có hóa trị 2 trong hợp chất H2S
b, Gọi hóa trị của Si có trong hợp chất SiO2 là y
=> 1 . y = 2 . 2 => y = 4
Si có hóa trị 4 trong hợp chất SiO2
Ví dụ 3: Biết hóa trị của Fe có trong FeSO4 là II. Tính hóa trị của nhóm (SO4)
Hướng dẫn giải chi tiết:
Gọi hóa trị của (SO4) là x
=> 1 . 2 = 1 . x
=> x =2
Hóa trị của nhóm (SO4) có trong hợp chất FeSO4 bằng II
Dạng 2
Dạng 2
Dựa vào thành phần nguyên tử các nguyên tố, xác định hóa trị các nguyên tố trong hợp chất
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Một hợp chất X chứa 94,118 % lưu huỳnh và còn lại hidro. Hãy xác định công thức nguyên của hợp chất X. Xác định hóa trị của các nguyên tố S, H có trong X
* Hướng dẫn giải chi tiết:
Theo đề bài ta có:
%S = 94,118% => %H = 100% - 94,118% = 5,882%
Xét 100 gam X => m S = 94,118 gam và m H = 5,882 gam
Gọi công thức tổng quát của X có dạng HxSy
Lập tỉ lệ x : y = \(x:y = \frac{{5,882}}{1}:\frac{{94,118}}{{32}} = 2:1\)
Vậy công thức nguyên của X lad H2S.
Xét hợp chất X, gọi hóa trị của S là x
=> 2 . 1 = 1 . x
=> x = 2
Ví dụ 2: Hợp chất Y chứa 72,414% Fe và 27,586% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất Y. Xác định hóa trị của Fe có trong hợp chất trên.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Xét 100 gam chất Y
=> m Fe = 72,414 gam; m O = 27,586 gam
Gọi công thức tổng quát của Y là FexOy
Lập tỉ lệ x : y = \(\frac{{72,414}}{{56}}:\frac{{27,586}}{{16}} = 3:4\)
=> CTPT của Y là Fe3O4
Gọi hóa trị của Fe có trong hợp chất Y là x
=> 3 . x = 4 . 2
=> x = 8/3
Hóa trị của Fe có trong hợp chất Y là 8/3
Dạng 3
Dạng 3
Dựa vào phân tử khối để xác định hóa trị của nguyên tố có trong hợp chất
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hóa trị của Mn là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
hân tử khối của Mn2Ox = 222
=> 55 ×2 + 16×x = 222
=> 16x = 112
=> x = 7
=> Công thức oxit là: Mn2O7
Gọi hóa trị của Mn có trong oxit là a
Áp dụng quy tắc hóa trị \({\mathop {Mn}\limits^a _2}{\mathop O\limits^{II} _7}\) => a×2 = II×
\(\eqalign{
& a \times 2 = II \times 7 \cr
& \Rightarrow {a \over {II}} = {7 \over 2} \cr} \)
=> a = VII
Vậy hóa trị của Mn có trong oxit là VII
Đáp án C
Ví dụ 2: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là
Hướng dẫn giải chi tiết:
+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3
=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3
+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a => \({\mathop {Al}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III
Đáp án B
Phần Địa lí
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 8
Tải 20 đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8
Câu hỏi tự luyện Sử 8