Các dạng đề về tác phẩm văn học
Các dạng đề về tác phẩm văn học

Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

        Ngắm trăng (nguyên tác chữ Hán là Vọng nguyệt) là một đề tài rất quen thuộc trong thơ cổ phương Đông. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp trong sáng, thanh khiết của thiên nhiên và ngắm trăng là một cách để thể hiện tình cảm với thiên nhiên, để giao cảm với thiên nhiên.

        Trong thơ Bác Hồ, trăng cũng luôn có mặt và là một người bạn gần gũi, thân mật với nhà thơ.

        Thi nhân xưa khi thưởng trăng thường là trong tâm trạng thanh thản, thoải mái, trong cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Khi ngắm trăng, thi nhân xưa thường có hoa, rượu để cuộc thưởng trăng thêm vui vẻ, mĩ mãn.

        Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

        Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù, nhưng cũng cho thấy con người này quả là một “tao nhân mặc khách” nên trước cảnh trăng đẹp đã nghĩ đến cách thưởng trăng tao nhã của người xưa.

        Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh: Trước cảnh trăng đẹp như đêm nay mà không có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với người bạn tri âm ấy (Thơ Lý Bạch: Cử bôi yêu minh nguyệt - Cất chén mời trăng sáng). Thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bôi rối trong lòng (nguyên tác câu thơ: “Đôi thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?).

        Một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để giao cảm với trăng.

        Hai câu cuối của bài thơ tả tư thế, hành động của thi nhân và của trăng trong hai câu thơ đối ứng thật cân ở mỗi câu và giữa hai câu.

        Giữa trăng và thi nhân vẫn hiện ra những song sắt lạnh lẽo của nhà tù. Nhưng nó đã không thể ngăn cản được sự giao cảm của con người và thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ đã vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hoà cùng trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần

        Còn vầng trăng? Cũng đúng là trăng tri kỉ của thi nhân, trăng cũng vượt qua song sắt, mà tìm đến nhà thơ.

        Hai câu thơ trong nguyên tắc vừa có đối xứng trong mỗi câu (tiểu đối) lại vừa đôi giữa hai câu, biểu thị được sự hoà hợp, tình cảm gần gũi giữa thi nhân và con người.

        Tóm lại, hai câu đầu: hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù vẫn không thể làm cho Người không rung động xốn xang trước cảnh trăng đẹp. Nhà thơ nghĩ đến rượu và hoa là thể hiện sự trân trọng với trăng đẹp. Bởi đó là cách thưởng trăng tao nhã của các tao nhân mặc khách thời trước. Sự băn khoăn, chút bối rối của nhà thơ ở câu thứ hai (trước cảnh trăng sáng đẹp đêm nay, biết làm gì đây?)

        Ớ hai câu 3 và 4. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hương tới vầng trăng; và mặc dù không có hoa, có rượu để thưởng ngoạn cùng trăng, ở đây con người và vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết. Lòng yêu trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù, vượt qua sự ngăn cách của song sắt phòng giam mà đạt được sự giao cảm cùng vầng trăng.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved