Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ “Chạy giặc" là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.
Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc”. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
……………………………..
Nỡ để dân đen mắc nạn này?"
Hai câu đề nói lên một cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ. Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Trận đánh diễn ra như “một bàn cờ thế" phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay". Thành Gia Định thất thủ, Đồng Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc, vần thơ cất lên như một lời than:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay. ”
Các từ ngữ: "vừa nghe tiếng súng Tây", “phút sa tay" làm nổi bật thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và nói lên nỗi kinh hoàng của nhà thơ, của nhân dân khi thành Gia Định bị giặc Tây nổ súng đánh chiếm. "Một bàn cờ thế” là một ẩn dụ, cách nói ước lệ, hàm súc về một cục diện chiến trường, một tình thế chiến tranh hồi ấy ( 1859).
Hai câu thực 3,4 tả cảnh chạy loạn, chạy giặc trong nổi kinh hoàng của nhân dân. Các từ ngữ: “bỏ nhà", “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay" đặc tả sự tan nát, hoảng sợ, hãi hùng. Nhà thơ lấy thế giới con người là “ lũ trẻ", lấy thế giới thiên nhiên là “đàn chim", hai hình ảnh ấy điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân trước thảm họa đất nước quê hương bị xâm lược:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay. ”
Phép đảo ngữ đặt vị ngữ trước chủ ngữ để nhân ý các chữ “bỏ nhà" và “mất ổ" tạo nên nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.
Hai câu luận 5,6 đối nhau làm hiện lên hai cảnh tang thương điêu tàn nơi Bến Nghé và Đồng Nai. Gần 200 năm về trước, Bến Nghé đã là cảnh đô hội, sầm uất, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập. Đồng Nai là vựa lúa miền Nam. Thế mà chỉ trong chốc lát đã bị giặc Pháp bắn giết, đốt phá, cướp bóc rất dã man. Tài sản của nhân dân ta bị chúng cướp phá sạch sành sanh “tan bọt nước” . Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào ta bị quân xâm lược đốt tan hoang. Lửa khói ngút trời, bao phủ một vùng rộng lớn “nhuốm màu mây”. Nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Chỉ bằng hai hình ảnh so sánh rất chọn lọc: "của tiền tan bọt nước”, “tranh ngói nhuốm màu mây" đã căm thù lên tội ác tày trời của quân xâm lược. Nỗi đau đớn và căm thù chứa đầy vần thơ:
"Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. ”
Tội ác quân giặc không thể nào kể xiết! Nhà thơ tưởng như cất lời than uất hận trước tội ác ghê tởm của giặc Pháp:
“Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé,
Làm cho bốn phía mây đen;
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,
Ai cứu một phường con đỏ ”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Sau khi hạ thành Gia Định, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Cả một vùng rộng lớn của đất nước ta chìm trong máu lửa. Phan Văn Trị, người bạn thân của Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận viết khi nghe tiếng kèn giặc:
"Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai dạ xót xa.
Uốn khúc sông Rồng mù mịt khói,
Vắng hoe thành Phụng ủ sầu hoa... ”
(“Cảm tác’)
Hai câu kết, cảm xúc nghẹn lại bỗng trào lên, biểu lộ một tâm trạng đau đớn, lo âu. Lo âu cho tính mạng và tài sản của nhân dân ta đang bị giặc Pháp bắn giết, cướp phá dã man. Lo âu cho vận mệnh đen tối của đất nước. Câu hỏi tu từ thể hiện tình thương xót nhân dân đau khổ trước họa xâm lăng:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
“Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và nói lên tình thương xót nhân dân trước họa xâm lăng. Những cảnh mà nhà thơ nghe thấy (tiếng súng Tây), nhìn thấy, cảm thấy (lũ trẻ lơ xơ chạy, đàn chim dáo dát bay, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây) là những chi tiết nghệ thuật rất hiện thực mang giá trị lịch sử sâu sắc. Bài thơ “Chạy giặc” là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày tháng đầu chúng xâm lược đất nước ta.
Ngôn ngữ hàm súc, nghiêm trang, chứa chan tình cảm, bài thơ thể hiện tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu. Nó cho thấy tính mẫn cảm chính trị của nhà thơ yêu nước “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Với ông, “thơ là súng là gươm". (“Đọc thơ Đồ Chiểu" - Lê Anh Xuân)
Đề thi giữa kì 1
CHƯƠNG II. CẢM ỨNG
Chương II. Sóng
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 11
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11