I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
Lưu huỳnh Đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.
1. Tác dụng với nước sản phẩm là axit sunfurơ:
Phương trình hóa học: SO2 + H2O → H2SO3 (axit sunfurơ)
2. Tác dụng với dung dịch bazơ sản phẩm là muối và nước:
Phương trình hóa học: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
3. Tác dụng với một số oxit bazơ (tan) sản phẩm là muối:
Phương trình hóa học: SO2 + Na2O → Na2SO3
Kết luận: lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.
II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?
- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4.
- Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường,…
- Dùng làm chất diệt nấm mốc,…
III. ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT NHƯ THẾ NÀO?
1. Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit khi tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4,…
Phương trình hóa học: Na2SO3(tt) + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
2. Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS2 trong không khí:
S + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) SO2
4FeS2 + 11O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 8SO2
Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ
Âm nhạc
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Bài 37. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ