II - CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
C1.
Mô tả thí nghiệm chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.
Lời giải chi tiết:
Mô tả thí nghiệm chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.
- Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên nền bê tông khi đó miếng đồng sẽ nóng lên.
- Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, miếng đồng sẽ nóng lên.
C2.
Mô tả thí nghiệm minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng truyền nhiệt:
Lời giải chi tiết:
Mô tả thí nghiệm minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng truyền nhiệt:
- Đặt miếng đồng lên nắp một nồi nước đang sôi, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên nhờ nồi nước sôi truyền nhiệt.
- Thả miếng đồng vào cốc nước nóng, nước truyền nhiệt cho miếng đồng và miếng đồng tăng nhiệt năng.
IV - VẬN DỤNG
C3.
Khi nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh thì:
Lời giải chi tiết:
Khi nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh thì:
- Nhiệt năng của miếng đồng giảm.
- Nhiệt năng của nước tăng.
- Đây là sự truyền nhiệt.
C4.
Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng: ......
Lời giải chi tiết:
Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng: chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5.
Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài:
Lời giải chi tiết:
Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài:
Do va chạm với mặt đất và ma sát với không khí nên một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn chứ không biến mất.
Ghi nhớ:
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt nặng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J).
Unit 7: Environmental protection
Unit 6: What Will Earth Be Like in the Future?
Bài 18
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 8
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917-1945)