Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Bài 3. Bảng lượng giác
Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Bài 5. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời
Ôn tập chương I – Hệ thức lượng giác trong tam giác vuông
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hình học 9
Bài 1. Sự xác định của đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II – Đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hình học 9
1. Các kiến thức cần nhớ
a. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Trường hợp 1: Hai đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và $\left( {O';r} \right)$ với $\left( {R > r} \right)$ cắt nhau
Khi đó $\left( O \right)$ và $\left( {O'} \right)$ có hai điểm chung và đường nối tâm là đường trung trực của đoạn $AB$.
Hệ thức liên hệ $R - r < OO' < R + r$
Trường hợp 2: Hai đường tròn tiếp xúc
+) Hai đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và $\left( {O';r} \right)$ với $\left( {R > r} \right)$ tiếp xúc trong tại $A$.
Khi đó $A$ nằm trên đường nối tâm và $OO' = R - r$.
+) Hai đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và $\left( {O';r} \right)$ với $\left( {R > r} \right)$ tiếp xúc ngoài tại $A$.
Khi đó $A$ nằm trên đường nối tâm và $OO' = R + r$.
Trường hợp 3: Hai đường tròn không giao nhau
+) Hai đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và $\left( {O';r} \right)$$\left( {R > r} \right)$ ở ngoài nhau.
Ta có $OO' > R + r$
+) Hai đường tròn đựng nhau
Ta có $OO' < R - r$
+) Hai đường tròn đồng tâm
Ta có $OO' = 0$.
Ta có bảng sau
Sự liên hệ giữa vị trí của hai đường tròn với đoạn nối tâm $d$ và các bán kính $R$ và $r$
Vị trí tương đối của hai đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và $\left( {O';r} \right)$ với $R > r$ | Số điểm chung | Hệ thức giữa $d$ và $R,r$ |
Hai đường tròn cắt nhau | $2$ | $R-r < d < R + r$ |
Hai đường tròn tiếp xúc nhau |
$1$ | |
- Tiếp xúc ngoài | $d = R + r$ | |
- Tiếp xúc trong | $d = R--r$ | |
Hai đường tròn không giao nhau |
$0$ | |
-Ở ngoài nhau | $d > R + r$ | |
- $\left( O \right)$ đựng \(\left( {O'} \right)\) | $d < R - r$ | |
- $\left( O \right)$ và \(\left( {O'} \right)\) đồng tâm | $d = 0$ |
b. Tính chất đường nối tâm
Đường nối tâm là trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn. Từ đó suy ra :
- Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
- Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.
c. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.
Ví dụ: Hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau thì có hai tiếp tuyến chung là hai đường thẳng $d_1$ và $d_2$ (hình vẽ)
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Các bài toán có hai đường tròn tiếp xúc với nhau
Phương pháp:
Sử dụng tính chất hai đường tròn tiếp xúc:
+ Tiếp điểm nằm trên đường nối tâm
+) Hệ thức \(d = R + r\)
Khi làm có thể vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn (nếu cần)
Dạng 2: Các bài toán có hai đường tròn cắt nhau
Phương pháp:
Nối dây chung của hai đường tròn rồi dùng tính chất đường nối tâm của hai đường tròn
Hệ thức liên hệ : $R-r < d < R + r$
Dạng 3: Các bài toán tính độ dài, diện tích
Phương pháp:
Sử dụng tính chất đường nối tâm, tính chất tiếp tuyến.
Sử dụng định lý Pytago và hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 9
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên