I. Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
- Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
- Dãy hoạt động hóa học
$K$, $Na$, $Ba$, $Ca$, $Mg$, $Al$, $Zn$, $Fe$, $Ni$, $Sn$, $H$, $Cu$, $Hg$, $Ag$, $Pt$, $Au$.
- Điều kiện: kim loại đứng trước $H$ trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Thí dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
- Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Thí dụ:
Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối
Thí dụ:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
II. Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
Sơ đồ tư duy: Tính chất hóa học của axit.
+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S
Câu hỏi tự luyện Tiếng Anh lớp 9 cũ
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Trị
Đề thi vào 10 môn Văn Bến Tre
CHƯƠNG IV. HÀM SỐ BẬC HAI VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI