LỰC VÀ BIỂU DIỄN LỰC
- Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực. Lực được kí hiệu là F.
- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.
- Đơn vị đo của lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Để diễn tả độ mạnh, yếu của một lực người ta dùng khái niệm độ lớn của lực.
- Các lực tác dụng vào một vật không chỉ khác nhau về độ lớn mà còn khác nhau về hướng tác dụng. Các lực có độ lớn và hướng khác nhau thì khi tác dụng lên vật sẽ gây ra những kết quả khác nhau.
Ví dụ: Dùng tay bóp quả bóng cao su (hình vẽ)
=> Độ lớn lực của tay tác dụng vào quả bóng ở hình b lớn hơn hình a nên quả bóng ở hình b bị biến dạng nhiều hơn hình a.
- Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
+ Gốc của mũi tên có điểm đặt vào vật chịu tác dụng lực
+ Hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy (Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực)
+ Độ lớn của lực được biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.
- Ví dụ:
=> Vật chịu tác dụng của lực theo phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, có độ lớn là 30 N.
Sơ đồ tư duy về lực và biểu diễn lực - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo
Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Unit 0. My world
Chủ đề 2. BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Unit 4: Holidays!
CHƯƠNG VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6