3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội
a. Khu vực đồi núi
* Thế mạnh (thuận lợi)
- Khoáng sản: Nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, thiếc, sắt…), ngoại sinh (bô xit, than…) là cơ sở để phát triển công nghiệp.
- Rừng: Giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm.
- Địa hình có các bề mặt cao nguyên bằng phẳng, thung lũng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
- Khí hậu phân hóa đai cao -> nuôi trồng được động, thực vật cận nhiệt, ôn đới.
- Thủy điện: Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, Đồng Nai, Xê Xan…).
- Du lịch: Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghĩ mát nổi tiếng như: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn…
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
- Thiên tai: Lũ quét, xói mòn, sạt lở đất, sương muối, rét hại…
- Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.
b. Khu vực đồng bằng
* Thế mạnh (thuận lợi):
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là lúa.
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
- Có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
* Hạn chế:
Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Unit 2. Urbanisation
HÌNH HỌC SBT - TOÁN 12
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Ngữ văn 12 - tập 2
Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12