Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của Châu Á
Bài 2. Khí hậu châu Á
Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á
Bài 4. Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
Bài 5. Đặc điểm của dân cư, xã hội châu Á
Bài 6. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á.
Bài 8. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á
Bài 9. Khu vực Tây Nam Á
Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực nam Á
Bài 11. Dân cư và kinh tế khu vực Nam Á
Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
Bài 14. Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo
Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)- Địa lý 8
Bài 18. Thực hành : Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia
1. Một châu lục đông dân nhất thế giới
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới, luôn chiếm hơn 1/2 dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bằng mức trung bình của thế giới nhờ thực hiện tốt chính sách dân số ở các nước đông dân.
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Phần lớn thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it (Đông Á, Bắc Á, Đông Nam Á), Ơ-rô-pê-ô-it (Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á), ngoài ra một bộ phận nhỏ thuộc Ô-xtra-lô-it (Đông Nam Á).
- Tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn
- Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
- Ở Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn:
+ Ấn Độ giáo: hình thành vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, thờ Đấng tối cao Bà La Môn
+ Phật giáo: hình thành vào thế kỉ VI trước Công nguyên (545), thờ Phật Thích Ca.
- Trên vùng Tây Á:
+ Ki-tô giáo (ở Pa-le-xtin): hình thành vào đầu Công nguyên, thờ Chúa Giê-su.
+ Hồi giáo (A-rập Xê-ut): hình thành vào thế kỉ VII sau Công nguyên, thờ Thánh Ala.
Unit 14: Wonders Of The World - Kì quan của thế giới
Mĩ thuật
Chủ đề 1. Phản ứng hóa học
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo