Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

 

- Nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn phải có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

- Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoám hiện đại hóa đất nước.

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

* Xu hướng chung:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

=> Xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:

- Khu vực I:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.

+ Trong nông nghiệp: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.

- Khu vực II:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

+ Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh về giá cả, phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Khu vực III:

+ Tăng trưởng lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

=> Các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn phù hợp với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới:

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trong nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn được Nhà nước quản lý.

- Tỉ trọng kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) tăng.

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn và tỉ trọng có xu hướng giảm.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

 => Ý nghĩa: Phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế (ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL), vùng chuyên canh cây công nghiệp (TN, ĐNB, TD & MN BB), khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,....

 => Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

=> Đây là những vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển, có tác dụng quan trọng, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved