1. Lựa chọn hành động tuỳ thuộc vào điều kiện
- Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh.
- Ví dụ: trong tiết học thể dục tuần sau GV yêu cầu HS:
+ Nếu trời mưa thì học trong lớp.
+ Nếu trời khô ráo thì học ngoài trời.
2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
- Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:
+ Điều kiện rẽ nhánh là gì?
+ Các bước tiếp theo khi điều kiện được thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng.
+ Các bước tiếp theo khi điều kiện không thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh sai.
- Cấu trúc rẽ nhánh kết thúc ngay sau khi gặp “Hết nhánh”.
- Nếu nhánh sai là trống rỗng (không cần làm gì) thì cấu trúc rẽ nhánh khuyết từ "Trái lại".
3. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh
- Thao tác kiểm tra điều kiện phải cho kết quả là thoả mãn hoặc không thoả mãn, hay là “đúng” hoặc “sai”.
- Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh thường là một biểu thức so sánh.
- Ví dụ: (a-b) < 5
+ Nếu a=9, b=3 thì kết quả so sánh có giá trị sai.
+ Nếu a=8, b=4 thì kết quả so sánh có giá trị đúng.
Giải Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
Đề thi giữa kì 2
Review 1 (Units 1 - 3)
Unit 9. Houses in the Future