Tìm hiểu trường hợp dưới đây:
Minh và Thanh ngồi cạnh nhau trong giờ kiểm tra Toán. Minh không làm được bài nên muốn Thanh cho chép bài nhưng Thanh không đồng ý. Sau giờ kiểm tra, Minh nói xấu về Thanh với các bạn. Nghe được điều Minh nói, Thanh rất tức giận, gặp Minh để mắng. Cuộc cãi vã giữa họ khiến cả hai bị tổn thương.
Câu 1
Em có nhận xét gì về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh và Thanh?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ tình huống ở đề bài và đưa ra nhận xét của mình về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh Và Thanh
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh và Thanh: hai bạn giải quyết như vậy là không đúng, vì nếu giải quyết bằng cãi cọ chỉ làm mâu thuẫn càng thêm nặng nề.
Câu 2
Nếu là Minh, em sẽ ứng xử như thế nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ cách ứng xử phù hợp
Lời giải chi tiết:
Nếu là Minh, em sẽ tự nhận lỗi lầm của mình với Thanh, và xin lỗi với cả lớp về hành động và lời lẽ mình đã nói về Thanh không đúng.
Câu 3
Nếu là Thanh, em sẽ giải quyết như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đặt mình vào vị trí của Thanh và đưa ra cách ứng xử phù hợp
Lời giải chi tiết:
Nếu là Thanh, em sẽ gặp Minh và hỏi lí do tại sao Minh lại nói xấu mình như vậy, nếu Minh không bằng lòng chỗ nào thì cả hai ngồi lại với nhau chỉ ra điểm đúng và không đúng của cả hai và cùng nhau rút kinh nghiệm.
Câu 4
Ngoài ra, em thấy các bạn thường có cách giải quyết mâu thuẫn nào khác trong quan hệ bạn bè? Cách giải quyết nào là phù hợp?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ngoài ra, em thấy các bạn thường có cách giải quyết mâu thuẫn khác trong quan hệ bạn bè là ngồi tâm sự thẳng thắn với nhau, cùng khắc phục những điểm yếu của nhau để bản thân mỗi người cùng phát triển. Tránh được những cãi cọ không đáng có.
Unit 3. Wild life
Chủ đề 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
Unit 3. Wild Life
CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG
Bài 2: Gõ cửa trái tim