Đề bài
Học sinh làm thí nghiệm 2- đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và khí oxi.
- Dụng cụ : Đèn cồn, muỗng kim loại có cán dài, bình kín chứa khí oxi ( Có nắp đậy).
- Hóa chất: Một lượng bột lưu huỳnh vừa đủ ( khoảng từ 1 đến 2 gam).
- Tiến hành thí nghiệm.
Đầu tiên cho lưu huỳnh vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh bốc cháy, tiếp đó đưa muỗng sắt vào bình chưa khí oxi, quan sát mẫu lưu huỳnh đang cháy và đưa ra nhận xét.
Học sinh trình bày kết quả thí nghiệm điều chế oxi , hai cách thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong không khí cũng như trong khí oxi.
Lời giải chi tiết
Tường trình
- Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong khống khí với ngọn lửa nhỏ màu xanh mờ, lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn cho ngọn lửa màu sáng xanh.
- Nhận xét: Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí và tạo thành khí sunfuarơ \((S{O_2})\) theo phương trình hóa học:
\({S_{(r)}} + {O_{2(k)}}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow S{O_{2(k)}}\)
- Giải thích :
Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí vì trong không khí tỉ lệ oxi thấp hơn (chỉ chiếm 21%) còn lại là nitơ nên nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy còn phải làm nóng khí nitơ hơn nữa mật độ tiếp xúc giữa chất cháy và khí oxi trong không khí cũng thấp hơn trong khí oxi.
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Unit 10: Communication in the future
Tiếng Anh 8 mới tập 2
Phần Lịch sử
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng