Câu 1
Câu 1 (trang 148 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Chia bố cục văn bản.
Phương pháp giải:
Có thể chia: phần 1 từ đầu đến “em nó cúi xuống”; phần 2 từ “Trời đã bắt đầu tối” đến “không được đến nhà tao”; phần 3 từ “Tôi vẫn tiếp tục” đến hết. Em tự đặt tiêu đề cho mỗi phần và tìm sự kết nối giữa phần 1 và phần 3 theo yêu cầu của câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục văn bản và nội dung từng phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng, gắn bó.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “Cấm không được đến nhà tao!”): Tình bạn bị cấm đoán.
+ Phần 3 (còn lại): Tinh bạn vẫn được duy trì.
- Những chi tiết thể hiện sự liên kết của phần 1 và phần 3: xuyên suốt cả 3 phần trên là các yếu tố nghệ thuật chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.
Câu 2
Câu 2 (trang 149 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Hoàn cảnh những đứa trẻ và quan hệ giữa hai gia đình với tình bạn tuổi thơ trong trắng đế lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn?
Phương pháp giải:
Câu này yêu cầu lí giải hiện tượng tình bạn tuổi thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, vì sao như vậy? Chủ yếu do những đứa trẻ này đều cùng cảnh ngộ, đều thiếu tình thương.
Lời giải chi tiết:
- Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa (“Đứa nào gọi nó sang?”, “Cấm không được đến nhà tao!”).
- Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp biết được tấm lòng của A-li-ô-sa và rủ A-li-ô-sa sang chơi.
Câu 3
Câu 3 (trang 149 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Những quan sát và nhận xét tinh tế của nhà văn?
Phương pháp giải:
Trước hết, em tìm một số chi tiết nói về ba đứa trẻ hàng xóm qua cái nhìn của chú bé A-li-ô-sa (“chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”, “mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”,…). Sau đó phân tích và bình luận ý nghĩa những hình ảnh đó.
Lời giải chi tiết:
Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết: “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác” rồi lặng đi, Go-rơ-ki kể: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. So sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện, mắng: “Đứa nào gọi nó sang?”, Go-rơ-ki viết: “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Đây là lần thứ hai nhà văn dùng hình tượng so sánh này. So sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng vào nhà, chẳng dám hé răng. Tác giả còn kể ở đoạn dưới: “… tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng tôi nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”. Một lần nữa A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
Câu 4
Câu 4 (trang 150 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Chuyện đời thường và truyện cổ tích
Phương pháp giải:
Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau một cách tự nhiên, nhần nhuyễn. Em liệt kê từng trường hợp (người dì ghẻ, người mẹ thật, người bà nhân hậu) rồi phân tích nghệ thuật của truyện Go-rơ-ki.
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết thể hiện sự đan lồng vào nhau của chuyện đời thường và truyện cổ tích trong tác phẩm:
+ Thông qua chi tiết về "dì ghẻ", khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến "mẹ khác", A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
+ Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích.
+ Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: "ngày trước, trước kia, đã có thời",…
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy: giúp cho đoạn trích trở nên sinh động và hấp dẫn.
Đề thi vào 10 môn Toán Hà Nội
Unit 3: A Trip To The Countryside - Một chuyến về quê
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Nông
Bài 37. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ