Câu 1
Câu 1 (trang 7 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Đọc đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
Phương pháp giải:
Ở đoạn a, tác giả đã phân tích từng cái hay (ở các điệu xanh, ở những cử động ở các vần thơ), tạo thành cái hay của toàn bài thơ. Ở đoạn b, tác giả nêu các quan niệm về sự thành đạt, phân tích sự đúng sai ở từng quan niệm, cuối cùng khẳng định tất cả là do bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn a: đoạn văn của Xuân Diệu phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu tác giả sử dụng thao tác phân tích và tổng hợp
+ Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát tổng được tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "Thơ hay là hay của hồn lẫn xác, hay cả bài... không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại".
+ Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép
- Đoạn b có trình tự phân tích:
+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu lên các quan niệm mấu chốt của sựu thành đạt
+ Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào
+ Kết luận: rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người
Câu 2
Câu 2 (trang 8 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Phương pháp giải:
Chỉ ra bản chất của học đối phó là gì, học đối phó có những biểu hiện như thế nào, có những đặc điểm gì, tác hại của nó.
Lời giải chi tiết:
- Bản chất của việc học đối phó:
+ Là học mà không lấy việc học là mục đích, xem việc học là phụ
+ Là học bị động không chủ động cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô thi cử
+ Là học hình thức không đi sâu và thực chất của bài học
- Tác hại của việc học đối phó: đầu óc trống rỗng không có kiến thức nào.
Câu 3
Câu 3 (trang 8 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
Phương pháp giải:
Nói rõ: mọi người phải đọc sách và vì những lí do nào (vì tác dụng của sách, vì nhu cầu tiến bộ của con người).
Lời giải chi tiết:
- Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc:
+ Thế giới ngày nay thông tin bùng nổ, lượng sách khổng lồ khiến con người bối rối trước kho tàng tri thức đồ sộ của loài người
+ Vì lượng sách nhiều dễ khiến con người ta không chuyên sâu, ăn tươi nuốt sống, không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm
+ Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô nghĩa
+ Đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết
Câu 4
Câu 4 (trang 8 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Phương pháp giải:
Những bài tập trên giúp em rèn kĩ năng phân tích. Bài tập này giúp các em rèn kĩ năng tổng hợp một vấn đề nào đó trên cơ sở của những điều đã phân tích ở trên. Em có thể nêu: Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả, cần phải... (tổng hợp lại).
Lời giải chi tiết:
Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía. Như thế, muốn đọc sách cho có hiệu quả thiết thực, chúng ta ngoài việc lựa chọn những sách quan trọng để đọc sâu đọc kĩ, còn phải chú trọng đến một số sách nhằm đọc rộng hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu sâu.
Unit 9: English in the world
Đề thi vào 10 môn Toán Tuyên Quang
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 9
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Tháp