2. Các phương châm hội thoại

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Câu 1

Câu 1 (trang 5 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà

b) Én là một loài chim có hai cánh

Phương pháp giải:

Em chú ý xem nội dung mỗi câu có chỗ nào thừa và thiếu.

Lời giải chi tiết:

a) Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc" có nghĩa là thú nuôi ở nhà.

b) Câu này thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả loài chim đều có hai cánh.

Câu 2

Câu 2 (trang 5 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu:

a)  Nói có căn cứ chắc chắn là: 

b)  Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là: 

c)  Nói một cách hú họa, không có căn cứ là: 

d)  Nói nhảm nhí, vu vơ là: 

e)  Nói khoác làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là:

(Nói trạng; nói nhăng, nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò)

Phương pháp giải:

- Chú ý đến sự tương ứng giữa vế câu đã cho và một trong các từ ngữ in đậm bên dưới để điền cho chính xác.

- Sau đó đối chiếu với phương châm hội thoại đã học, xét xem các từ ngữ nói trên liên quan đến phương châm về lượng hay về chất.

Lời giải chi tiết:

a) Nói có sách, mách có chứng.

b) Nói dối.

c) Nói mò.

d) Nói nhăng nói cuội.

e) Nói trạng.

=> Các từ ngữ chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 6 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Đọc truyện cười sau (SGK - 11) và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

Phương pháp giải:

Đọc truyện và chú ý câu hỏi: "Rồi có nuôi được không?"

Lời giải chi tiết:

- Trong truyện cười “Có nuôi được không” phương châm về lượng đã không được tuân thủ.

- Vì bố của người nói với anh ta đẻ non không nuôi được thì làm sao có anh ta (người nói).

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 5 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt khác?

a) như tôi được biết, tôi tin rằng, hình như là...

b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết...

Phương pháp giải:

- Xem lại hai phương châm về lượng và về chất, xác định cách diễn đạt liên quan đến phương châm nào.

- Chỉ ra vì sao lại có thể nói như vậy.

Lời giải chi tiết:

a) Đôi khi người ta dùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là... đó là người nói tuân thủ phương châm về chất.

- Người nói phải dùng những cách nói trên để cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình nói chưa được kiểm chứng.

b) Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết đó là người nói tuân thủ phương châm về lượng.

- Cách diễn đạt này dùng để dẫn ý, chuyển ý, nhằm báo cho người nghe biết về việc mình nhắc lại nội dung đã cũ.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 6, 7 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Giải thích nghĩa các thành ngữ và các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.

Phương pháp giải:

Em cố gắng tự giải thích, sau đó tra từ điển để đối chiếu hoặc trao đổi với bạn. Có kết quả đáng tin cậy mới ghi vào vở.

Lời giải chi tiết:

- Ăn đơm nói đặt: đặt điều, vu khống cho người khác.

 - Ăn ốc nói mò: nói không căn cứ.

 - Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt cho người khác.

 - Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.

 - Khua môi múa mép: ba hoa, khóac lác, phô trương.

 - Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.

 - Hứa hươu hứa vượn: hứa cho qua chuyện, không thực hiện lời hứa.

=> Tất cả các thành ngữ trên nhằm chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved