Câu 1
Câu 1 (trang 95 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và người bản xứ (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm? Tác dụng biểu cảm đó là gì?
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố biểu cảm được thể hiện qua các từ ngữ đối lập:
VD: Những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu - những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do;....
- Tác dụng: Tăng tính mỉa mai, trào phúng của bài viết => Tác động mạnh tới người đọc.
Câu 2
Câu 2 (trang 95 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
Lời giải chi tiết:
- Những cảm xúc được biểu hiện: Nỗi buồn và sự trăn trở của một nhà giáo đối với việc học tủ của học sinh.
- Để đoạn văn đó không chi có sức thuyết phục mà còn gợi cảm tác giả đã sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ tình cảm: nỗi khổ tâm, đeo một cái “nghiệp”,...
Câu 3
Câu 3 (trang 96 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ" sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.
Lời giải chi tiết:
Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì, còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Cả hai cách học đều trở thành một lối học khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học, học theo môt típ và may rủi hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo, đồng thời khiến chúng ta phụ thuộc nhiều vào hên xui. Thật đáng buồn thay cho những học sinh đang có cách học đó, cố nhồi nhét kiến thức vào đầu trong khi mình không hiểu rõ hay nhiều học sinh dựa vào vận may rủi của riêng mình. Bởi lẽ sự học còn dài, học tập là quá trình trau dồi khiến thức cho bản thân, giúp chúng ta có nhều kiên thức vận dụng vào đời sống, đạt được nhiều thành công trên quãng đường đời chứ không phải là hình thức học đối phó như thế. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào, và tìm ra cho mình con đường đi đúng đắn. Học tập chính là cho chính bản thân chúng ta. Tôi và các bạn, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé!
Câu 4
Câu 4 (trang 96 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm và nêu tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố biểu cảm:
+ Từ ngữ: Tỉnh táo, nghiêm ngặt nhưng cũng thắm thiết
+ Cảm xúc của tác giả: ngậm ngùi, yên ủi, than thở trước số phận nhân vật của mình
- Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh tình cảm chân thành, thắm thiết của Nam Cao dành cho các nhân vật trong tác phẩm của mình.
Đề thi giữa kì 1
Unit 1: Leisure activities
Unit 7: Environmental protection
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1
Chủ đề 7: Giai điệu quê hương
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8