Đề bài
(trang 120 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Đọc kĩ Ghi nhớ, đối chiếu với các truyện ngắn trên và dựa vào bài tham khảo (Truyện ngắn) ở mục 2 trong SGK tr. 154 để viết bài thuyết minh
Lời giải chi tiết
Dàn bài gợi ý:
1. Mở bài:
- Nêu định nghĩa về truyện ngắn
2. Thân bài:
- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn
+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.
- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.
- Đặc điểm về cốt truyện:
+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp
+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian
- Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân
+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn
+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.
Bài tham khảo:
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ tích, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau, bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn, dung lượng thường hạn chế. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng chéo. Nó có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải là ở hệ thống sự kiện, ở độ lớn của số trang, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới, hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, thường tự giới hạn về thời gian, không gian; nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì sâu sắc về con người và cuộc đời. Bên hồ Hàm Nguyệt (Phạm Thị Kim Nhường), Đôi cánh của Ngựa trắng (Thy Ngọc), Điểm tám (Nguyên Hương), Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), Bây giờ bạn ở đâu? (Trần Thiên Hương), Mặt trời bé con của tôi (Thùy Linh),… thể hiện rất rõ đặc điểm này.
Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Ở Bên hồ Hàm nguyệt, sự tương phản thể hiện rất rõ giữa hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương của chị Ngàn – một cô gái mồ côi mẹ, lại mù lòa – với sự hiền thảo, chăm khéo và cái tâm sống hết lòng vì người khác, không nghĩ đến bất hạnh của bản thân mình ở nhân vật. Điều này tác động rất lớn đến nhân vật Tâm – người kể chuyện, nó kéo dòng suy tưởng, dòng tâm trạng của cô bé vượt thoát sự hữu hạn của không gian, thời gian để hướng tới vẻ đẹp trường cửu của thiên lương con người.
Bút pháp trần thuật tiêu biểu của truyện ngắn là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của thể loại này là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Với truyện Điểm tám của Nguyên Hương, chi tiết lá thư đầy lỗi chính tả mà lần đầu tiên trong đời người bố cầm bút viết cho con trai đang đi học xa, ngoài chức năng bùng nổ giá trị thẩm mĩ và tính nhân văn rất tự nhiên nhưng cũng hết sức bất ngờ, nó còn có sức ám ảnh, tạo ra sự xúc động, trân trọng rất lớn ở độc giả… Bức tranh trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), sự đấu tranh giữa “tay phải” và “tay trái” trong Kẻ thù (Quế Hương), lời ước dưới trăng của chị Ngàn (Bên hồ Hàm Nguyệt)… cũng là những chi tiết đắt giá, gắn với ý nghĩa, chủ đề của tác phẩm, khiến truyện lưu dấu ấn đậm sâu trong người đọc.
Với những đặc trưng về nội dung và hình thức ở trên, truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Cùng với thơ, truyện ngắn là một thể loại rất gần gũi, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận thẩm mĩ của thiếu nhi.
(Nguồn: sưu tầm)
Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
PHẦN II. NHIỆT HỌC
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 1
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8