3. Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I - Trắc nghiệm
Phần II - Tự luận
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I - Trắc nghiệm
Phần II - Tự luận

Phần I - Trắc nghiệm

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5.

                                   Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

                                   Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

                                   Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                                   Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

                                   Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                                   Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

(Trích Ngữ văn 8, tập hai)

1. Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác phẩm, tác giả của đoạn thơ trên?

A. Nhớ rừng - Thế Lữ

B. Ông đồ – Vũ Đình Liên

C. Đi đường - Hồ Chí Minh

D. Quê hương - Tế Hanh

2. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

A. Miêu tả cảnh biển trong một buổi sớm mai tươi đẹp, thơ mộng

B. Miêu tả cảnh lao động của những người dân chài trên bờ biển trong một buổi ban mai tươi đẹp

C. Miêu tả hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong một buổi ban mai tươi đẹp

D. Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong một buổi ban mai tươi đẹp

3. Vẻ đẹp người lao động trong đoạn thơ trên là vẻ đẹp như thế nào?

A. Mạnh mẽ, hào hùng

B. Hào hoa, phóng khoáng

C. Bình dị, chân thật

D. Trong sáng, nên thơ

4. Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

B. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

C. Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

D. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

5. Nghệ thuật biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tái hiện hình ảnh thơ đẹp, bay bổng, tươi sáng, đầy sức sống

B. Sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng

C. Sử dụng nhiều câu cảm thán giàu sức biểu đạt và biểu cảm

D. Sử dụng nhiều từ láy tượng thanh và tượng hình

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 10.

Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ y nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Vì sao vậy ? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điểm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ, trích Ngữ văn 8, tập hai)

6. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn:

Hịch là một ......................................., có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.

A. Thể văn tự sự

B. Thể văn miêu tả

C. Thể văn nghị luận

D. Thể văn thuyết minh

7. Đoạn trích trên thuộc phần nào trong bài Hịch tướng sĩ?

A. Phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề.

B. Phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.

C. Phần thứ ba nêu nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái.

D. Phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi hành động.

8. Trong câu: "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không day quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc", phần gạch chân có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Quan hệ đẳng lập

B. Quan hệ chính phụ

C. Quan hệ nhân quả

D. Quan hệ điều kiện

9. Câu nói: "Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta." thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Hành động hỏi

B. Hành động trình bày

C. Hành động điều khiển

D. Hành động hứa hẹn

10. Câu văn Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?thuộc loại câu nào?

A. Câu trần thuật

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu cảm thán

Lời giải chi tiết:

Phần II - Tự luận

Chọn một trong hai để sau:

Đề 1. Viết bài văn giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và tác phẩm dịch tướng sĩ.

Đề 2. Hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.

Lời giải chi tiết:

Lập dàn bài đề 1:

a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tác giả Trần Quốc Tuấn và bài Hịch tướng sĩ

b. Thân bài

- Những nét chính về Trần Quốc Tuấn

+ Người anh hùng dân tộc, có công lớn với đất nước

+ Là nhà quân sự tài ba thống lĩnh quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang

+ Là một tác giả văn học nổi tiếng

- Những nét chính về Hịch tướng sĩ

+ Hoàn cảnh ra đời: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai, viết để khích lệ tướng sĩ

+ Giá trị nội dung: Lòng yêu nước thông qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến chống quân xâm lược

+ Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn sắc bén

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề thuyết minh, thể hiện suy nghĩ của bản thân.

Lập dàn bài đề 2:

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là bài thơ nổi tiếng trong thời gian hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

b. Thân bài

* Luận điểm 1: Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Pó

- Phép đối chỉnh: sáng >< tối, ra >< vào thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, ngày nào cũng như ngày nào của Bác khi ở Pác Pó. “Suối” và “hang” là 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác, đây đều là những nơi hoang dã ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn.

- Thức ăn của Bác thì đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” không chỉ muốn nói về sự sẵn có, tự nhiên của thức ăn, mà đó dường như còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.

- Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam.

⇒ Cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, rình rập hiểm nguy nơi núi rừng hoang dã.

* Luận điểm 2: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, sống hào hợp với thiên nhiên của Bác

- Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng Bác vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa khi kể về cuộc sống của mình, bởi đối với Bác, một cuộc sống giữa chốn thiên nhiên hoang dã là điều mà Bác luôn mong ước. Điều đó xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, khao khát muốn sống hòa mình với thiên nhiên để cảm nhận những gì tinh túy nhất của đất trời.

- Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Cái sang của Bác không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là cái sang khi được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc. Đó là cái sang cảu người làm cách mạng.

* Luận điểm 3: Nghệ thuật

- Thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc

- Ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc cùng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác

- Phép đối chỉnh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” là một bài thơ giản dị, mộc mạc, thể hiện lối sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời trong con người Bác.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Hồ Chí Minh không chỉ là vĩ lãnh tục vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nghệ sĩ tài năng, hội tụ được tinh hoa dân tộc, khí thế thời đại.

Chọn một ý viết đoạn văn:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

      Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved