Câu 1
Câu 1 (trang 72 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương tương ứng với các từ ngữ toàn dân sau đây (yêu cầu học sinh làm vào vở).
Phương pháp giải:
Bài tập này yêu cầu sử dụng các từ ngữ địa phương cho sẵn trong bảng để tìm từ ngữ tương ứng được dùng ở địa phương, nơi em đang sinh sống. Nếu có trường hợp nào khó tìm từ ngữ địa phương tương ứng, em có thể hỏi bố mẹ, ông bà... Tìm xong, em điền từ ngữ dùng ở địa phương vào cột thứ ba trong bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
STT | Từ ngữ toàn dân | Từ ngữ được dùng ở địa phương em |
1 | Cha | Bố, tía, cậu, thầy |
2 | Mẹ | Má, mợ ,u, vú, bầm |
3 | Ông nội | Ông nội |
4 | Bà nội | Bà nội |
5 | Ông ngoại | Ông ngoại, ông vãi |
6 | Bà ngoại | Bà ngoại, bà vãi |
7 | Bác (anh của cha) | Bác trai |
8 | Bác (vợ anh của cha) | Bác gái |
9 | Chú (em trai của cha) | Chú |
10 | Thím (vợ của chú) | Thím |
11 | Bác (chị của cha) | Cô |
12 | Bác (chồng chị của cha) | Dượng |
13 | Cô (em gái của cha) | Cô |
14 | Chú (chồng em gái của cha) | Dượng |
15 | Bác (anh của mẹ ) | Cậu |
16 | Bác (vợ anh của mẹ) | Mợ |
17 | Cậu (em trai của mẹ) | Cậu |
18 | Mợ (vợ em trai của mẹ) | Mợ |
19 | Dì (chị của mẹ ) | Dù |
20 | Dượng (chồng chị của mẹ) | Dượng |
21 | Dì (em gái của mẹ) | Dì |
22 | Dượng (chồng chị của mẹ) | Dượng |
23 | Anh trai | Anh |
24 | Chị dâu | Chị |
25 | Em trai | em trai |
26 | Em dâu (vợ của em trai) | Em dâu |
27 | Chị gái | Chị gái |
28 | Anh rể (chồng của chị gái) | Anh rể |
29 | Em gái | Em gái |
30 | Em rể (chồng của em gái) | Em rể |
31 | Con | Con |
32 | Con dâu (vợ của con trai) | Con dâu |
33 | Con rể (chồng của con gái) | Con rể |
34 | cháu (con của con) | cháu |
Câu 2
Câu 2 (trang 73 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
Phương pháp giải:
Muốn sưu tầm những từ ngữ này, em cần hỏi những người lớn tuổi đã từng đi đây đó, tra từ điển từ địa phương. Nếu em từng đọc tác phẩm văn học trong đó có dùng từ địa phương thì hãy nhớ lại một số từ (tham khảo một số từ địa phương Nam Bộ: ba, tía, má, nội, ngoại, má hai, má năm...)
Lời giải chi tiết:
- Miền Nam: ba, tía(cha); má (mẹ); nội (bà nội); ngoại (bà ngoại); má hai (chị gái của mẹ hoặc của cha); má năm...
- Miền Trung: thầy, bọ (cha); u, mế, mợ (mẹ); o (cô)...
Câu 3
Câu 3 (trang 74 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Em có thể hỏi những người lớn tuổi hoặc tìm đọc các sách sư tầm văn học dân gian ở địa phương, các tập thơ xuất bản ở địa phương... Em chép xuống dưới đây, rồi gạch dưới các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích trong bài thơ, bài ca dao đó.
Lời giải chi tiết:
- Bài 1:
"Em về thưa mẹ cùng thầy,
Có cho anh cưới tháng naỳ anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha
Bắt lợn sáng cưới, bắt gà sang cheo"
- Bài 2:
"Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần".
- Bài 3:
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8